Trong các công trường xây dựng tình trạng ô nhiễm bụi là rất lớn. bụi phát sinh từ các vật liệu xây dựng như xi măng, cát, sỏi, đất, đá, sắt thép,… ở đây hàm lượng chất độc hại rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân. Công nhân làm việc ở các công trường xây dựng là người trực tiếp tiếp xúc với bụi, chất thải trong công trường xây dựng. Những người công nhân này tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp là rất lớn, phần lớn là mắc các bệnh viêm phổi, các bệnh ngoài da,… Do môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động nên công ty phải bỏ ra chi phí để khắc phục ô nhiễn bụi, chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí khám chữa bệnh cho công nhân viên tăng và hàng loạt các chi phí khác mà công ty phải bỏ ra để khắc phục tình trạng ô nhiễm bụi trong các công trường xây dựng. Mặt khác do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân nên chất lượng công việc giảm dẫn đến năng suất lao động của công nhân không cao, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Môi trường không khí bị ô nhiễm tác động trước tiên tới công nhân làm việc tại công trường xây dựng. Ở đây công nhân hàng ngày phải tiếp xúc với bụi nên thường mắc các bệnh ngoài da, các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt,… Hàng năm công ty và người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để khám và chữa bệnh cho công nhân và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường.
Bảng 3.1.: Một số bệnh nghề nghiệp do ô nhiễm bụi STT Loại bệnh số lượng (Người) Chi phí khám chưa bệnh(ng đ) Tổng chi phí (nghìn đồng) 1 Bệnh hô hấp 120 550 66.000 2 Bệnh ngoài da 115 450 51.750 3 Bệnh về mắt 101 490 49.490 4 Bệnh tai,mũi, họng 103 560 57.680 Tổng 224.920
( Nguồn: báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2005)
Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động, làm phát sinh chi phí khám chữa bệnh cho người lao động và ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của công ty, công ty hàng năm phải bỏ ra một khoản chi phí dành cho khám chữa bệnh.