Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một sốn ước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 31)

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải theo hướng chuyển từ kỹ

thuật thủ công lạc hậu, sản xuất theo tập quán, thói quen cũ sang chuyển dịch cơ

cấu sản xuất dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại.

2.1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước: nước:

2.1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Nằm trong khu vực và liền kề biên giới với nước ta nên Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên - kinh tế - chính trị - xã hội như nước ta. Việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của Trung Quốc trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn để rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta là rất cần thiết.

Trung Quốc có diện tích tự nhiên 9.596.960 km2 (gấp 30 lần Việt Nam), dân số 1,2 tỷ người trong đó 73 % dân số sống ở nông thôn. Nhà nước Trung Quốc thấy rõ vấn đề lớn: sựổn định ở nông thôn chính là cơ sởổn định toàn xã hội. Từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa đến nay, bộ mặt nông thôn đã thay đổi rõ nét, mức sống nông dân được nâng cao, nhiều thị trấn, thị tứ ra đời, mô hình xí nghiệp hương trấn có nhiều thành tựu, nông thôn giữ được nhịp độ phát triển khá, bảo đảm cho sựđi lên chắc chắn, vững bền của quốc gia.

Trước hết phải phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sởđảm bảo được an toàn lương thực cho đời sống xã hội nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Thứ đến là mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghề công nghiệp, xây dựng khác để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản, hàng hóa vừa thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.

Thực hiện nhất quán cơ chế kinh tế thị trường ở nông thôn có sự quản lý của Nhà nước trong dịch vụ cung ứng vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và các lao vụ

thể (hợp tác xã), xã thôn. Nhà nước luôn duy trì được vai trò quản lý vĩ mô trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn để dẫn dụ các cơ cấu kinh tế địa phương có bước đi phù hợp với cơ cấu nền kinh tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc định hướng cho quá trình chuyển dịch này.

Ngoài ra, khi cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc cũng đã thu hút mạnh mẽ vốn của nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, phạm vi trao đổi khoa học kỹ thuật nông nghiệp với nước ngoài không ngừng mở rộng, điều đó phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển toàn diện, nhanh chóng và liên tục góp phần xóa đói, giảm nghèo.

2.1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản:

Nhật Bản có diện tích tự nhiên lớn hơn Việt Nam chút ít (377.800 km2) nhưng dân số gấp rưỡi nước ta (125 triệu người), điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: 72% đất đai là đồi núi, sông ngòi phổ biến dốc, ngắn, khí hậu thay đổi rõ nét theo bốn mùa trong năm.

Trước tình hình đó Nhật Bản đã đề ra hàng loạt chính sách quan đã khiến cho Nhật Bản nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế với nền công nghiệp hiện đại, kinh tế thành thị và nông thôn đều phát triển. Vậy bí quyết của sự phát triển đó là gì? Có thể nói Chính phủ Nhật Bản đã sớm tìm được hướng đi và lựa chọn bước đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành nông nghiệp.

Từ năm 1947 Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành hàng loạt những cuộc cải cách ruộng đất mạnh mẽ, xóa bỏđặc quyền của những địa chủ lớn buộc phải bán phần đất vượt hạn điền (lúc đó là 1 ha) cho người dân đang canh tác, mở ra cho nông dân những cơ hội tham gia quyết định chính sách. Mâu thuẫn gay gắt trong xã hội được giải quyết bằng bàn bạc và thỏa thuận. Do không còn phải nộp hoa lợi nên việc này đã kích thích nông dân học tập để nắm bắt được nhiều kiến thức rộng rãi hơn. Tất cả những điều đó góp phần làm cho năng suất lao động nông nghiệp trong những năm 1950 tăng lên đáng kể.

Mặt khác, do tác động của đầu tư vào tưới tiêu làm cho năng suất ruộng

đất, năng suất lao động và thu nhập của người dân cũng đều tăng lên. Và khi đó, nhu cầu thực phẩm cũng thay đổi từ những loại hạt giá trị thấp sang tiêu dùng các loại rau quả có giá trị cao. Nhu cầu đó tác động đến thị trường làm cho cơ cấu

sản xuất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo nhu cầu thị trường, chuyển dần nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa.

Đồng thời với việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp lớn ở đô thị, Nhật Bản đã chú trọng thích đáng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏở

các thị xã, thị trấn và đặc biệt là việc mở ra mạng lưới công nghiệp gia đình phân tán ở nông thôn, làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đô thị, nhằm tận dụng hết các loại lao động dư thừa vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp.

Công nghiệp hóa nông nghiệp ở Nhật Bản bao gồm nhiều mặt, cùng với việc ứng dụng các thành tựu và tiến bộ khoa học như giống cây trồng, vật nuôi tốt, phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật và dịch bệnh gia súc,… công nghệ sản xuất nông nghiệp tiến bộ như thủy lợi hóa, hóa học hóa, ứng dụng thiết bị và công nghệ cơ giới hóa nông nghiệp - một trong những nội dung cơ bản của hiện đại hóa nông nghiệp rất được coi trọng.

Cơ giới hóa nông nghiệp: Nhật Bản đi từ khâu riêng rẽ đến đồng bộ

nhiều khâu, bắt đầu từ những công việc tĩnh tại đến các công việc di động.

Các ngành nghề dịch vụ kinh tế - kỹ thuật ở nông thôn Nhật Bản được hình thành và phát triển rộng rãi trong quá trình công nghiệp hóa. Ở đây hình thành mạng lưới dịch vụ đa dạng, từ dịch vụ tín dụng, vốn, bảo hiểm, cung ứng vật tư kỹ thuật, công cụ máy móc cho nông nghiệp, cung cấp hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng … tới các dịch vụ như mua bán, chế biến, lưu thông sản phẩm, lâm sản, thủy sản để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, còn các dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp như bảo vệ thực vật, thú y, dịch vụ sửa chữa máy móc nông nghiệp.

Tổ chức dịch vụ giữ vai trò to lớn trong công nghiệp hóa nông thôn, trong đó sựđóng góp không nhỏ của mạng lưới hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng có hệ thống tổ chức từ cơ sở làng, xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp đảm bảo cung cấp 70 % phân bón, 50 % hóa chất trừ sâu, đảm bảo đầu vào cho sản xuất và chi phối 95 % thị trường lúa gạo. Tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp ở Nhật Bản bằng hệ thống cơ khí nhỏ phù hợp với cây lúa nước và quy mô nông hộ nhỏ cũng là một kinh nghiệm đáng được nước ta quan tâm.

2.1.4.3. Kinh nghiệm của Đài Loan:

Đây là một đảo quốc đất hẹp, người đông, tài nguyên thiên nhiên kém phong phú, diện tích tự nhiên bằng 1/10 Việt Nam. Trong đó đất canh tác chỉ

chiếm 25,5 %, còn lại 75 % là đồi núi. Là một đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế. Do tác động của công nghiệp hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế

nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa hướng về

xuất khẩu và đạt được những thành tựu to lớn trong từng thời kỳ công nghiệp hóa.

Để đạt được những thành tựu trên đó, trong chiến lược kinh tế chung,

Đài Loan chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu, nông nghiệp được coi là lĩnh vực

ưu tiên hàng đầu để giải quyết vấn đề đời sống cho nhân dân. Chỉ sau khi nông nghiệp đã phát triển, lao động nông nghiệp dôi thừa thì mới chuyển sang giai

đoạn 2: công nghiệp hóa, thu hút lao động dôi ra từ nông nghiệp để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động, sau đó là tiến hành phát triển công nghiệp nặng.

Giai đoạn 1: cải cách ruộng đất (1949 - 1953). Việc cải cách ruộng đất

được thực hiện với 3 nội dung: giảm tô, bán ruộng đất công và trưng mua ruộng quá hạn mức của địa chủ để bán cho nông dân thiếu ruộng và ban hành Luật người cày có ruộng (1953). Người nông dân thiếu ruộng được mua lại ruộng đất công và ruộng đất của địa chủ giá rẻ và trả tiền dần trong 10 năm (mỗi năm 2 lần sau thu hoạch), những người nông dân còn phải thuê ruộng đất cũng được giảm tô và pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất lâu dài. Các điều kiện cơ bản này đã thúc đẩy nông dân yên tâm sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa.

Giai đoạn 2: bắt đầu công nghiệp hóa (1953 - 1968). Là thời kỳ đầu của công nghiệp hóa ở Đài Loan. Với chức năng phát triển nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp thời kỳ 1953 - 1968. Cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng trọt giảm, công nghiệp và ngư nghiệp tăng. Tỷ trọng lúa gạo giảm, rau quả tăng. Kinh tế nông nghiệp cũng bắt đầu chuyển từ sản xuất tiểu nông, tự cung, tự cấp, tiêu dùng trong nước sang kinh tế trang trại gia đình, sản xuất nông sản hàng hóa và xuất khẩu nông - lâm - thủy sản.

Giai đoạn 3: phát triển công nghiệp để hỗ trợ nông nghiệp (1969 - nay). Từ năm 1969 trởđi, công nghiệp đã lớn mạnh nên Đài Loan đề ra đường lối kinh

tế “phát triển công nghiệp để hỗ trợ nông nghiệp”, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu và khả năng của công nghiệp hóa. Ở trong nước tập trung vào sản xuất các sản phẩm cần ít đất đai, lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao và tìm cách xuất khẩu vốn, công nghệ, chuyên gia nông nghiệp ra nước ngoài có đất đai và lao động rẻ hơn để sản xuất nông sản đưa về nước và

đem xuất khẩu.

2.1.4.4. Kinh nghiệm của Thái Lan:

Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo ổn

định sản xuất lương thực. Đầu tư kịp thời công nghệ chế biến nông sản hiện đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tác nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và tránh được rủi ro cho nông dân, giữ được chữ

tín với khách hàng.

Trên thực tế các vùng chuyên canh lớn được hình thành, đồng thời các khu công nghiệp chế biến có trang thiết bị hiện đại của Nhật, Mỹ và các nước phát triển khác được xây dựng để thu hút nông sản chế biến. Như vậy vừa khuyến khích nông dân, vừa chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế

nông thôn lại vừa tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng. Nông sản xuất khẩu đã mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho Thái Lan, hầu hết chúng được sản xuất từ các nông trại, chỉ có một phần do các công ty tư

nhân và các tổ chức liên doanh sản xuất.

Ưu tiên chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Thái Lan trong những năm qua đều hướng vào xuất khẩu, vì thế các vùng trọng điểm nông nghiệp đã tạo ra một khối lượng nông sản xuất khẩu khá lớn.

Ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các biện pháp quản lý vĩ mô thông qua các công cụ kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn. Mặc dù Chính phủ đã chủ trương thực hiện cơ chế thị trường với mọi loại sản phẩm hàng hóa nhưng vẫn quan tâm đến sự ổn định giá vật tư nông nghiệp và lương thực, thể hiện đó là thành lập một Ủy ban Nhà nước về giá gạo và được vay vốn ưu đãi để mua lúa gạo với giá cao hơn thị trường để dự trữ hoặc nông dân được vay vốn đầu tư sản xuất với lãi suất thấp (3 %/năm) khi thóc rẻ,

Cho đến giai đoạn phát triển kinh tế ở mức độ cao, Chính phủ vẫn quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưđổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và tiêu thụ nông sản (gạo, rau quả, thịt, tôm,…) và hỗ trợ nông dân đầu tư

phát triển dưới nhiều hình thức.

2.1.4.5. Kinh nghiệm của Pháp:

Mặc dù là nước hoàn toàn khác nước ta về các điều kiện tự nhiên, kinh tế

- xã hội nhưng những thành công trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kinh tế nông thôn cũng rất đáng để chúng ta quan tâm nghiên cứu.

Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch đồng thời với quá trình công nghiệp hóa đô thị, nên đời sống nông dân ít bịảnh hưởng của điều kiện sản xuất, họ hoàn toàn có thể thoát ly khỏi nông thôn mà vẫn làm nông nghiệp.

Cùng với tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, Chính phủ

còn chủ trương hướng dẫn nông dân thích ứng với thị trường trong nước và khu vực.

Với thị trường trong nước: Nhà nước đã tạo lập các quỹ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhằm định hướng và điều tiết của thị trường nông sản. Ngoài ra, Chính phủ còn khuyến khích tổ chức các hình thức chế biến, bảo quản và lưu giữ nông sản như các công ty, hợp tác xã ở nông thôn để tăng giá trị sản phẩm và

điều tiết “cung” cho các loại sản phẩm này.

Với thị trường nước ngoài: Chính phủ quy định địa điểm giao dịch trao

đổi sản phẩm, ban hành quy chế hoạt động thương mại để cho giá buôn bán hàng hóa sát với thị trường khu vực và thế giới. Bằng cách đó, Chính phủđã tạo dựng

được hàng rào bảo vệ mậu dịch cho nông sản hàng hóa, bảo vệ lợi ích cho nông dân. Không chỉ có Chính phủ can thiệp vào xuất, nhập khẩu nông sản mà cả tổ

chức kinh tế cộng đồng khu vực cũng có những biện pháp trợ giúp đắc lực như ấn định giá “mong muốn” cho sản phẩm xuất và “giá ngưỡng” cho những sản phẩm nhập bằng chính sách nông nghiệp CAP (Hiệp ước Rome về trợ cấp thu nhập cho nông dân và những người làm nông nghiệp). Tác động của thị trường làm cho nông nghiệp phát triển luôn được ổn định, phát triển trong nhiều năm

2.1.4.6. Kinh nghiệm của Mỹ:

Mỹ là một trong những nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Đó là vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên giàu có, tàn dư của lối làm ăn lạc hậu không ảnh hưởng và còn tránh được sự phá hoại của chiến tranh thế giới. Với cách thức tổ chức một nền kinh tế thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu nên mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều mang tính thực dụng. Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, sắc lao động, thời gian, … đều được tính toán sử dụng hiệu quảở mức triệt để.

Có thể nói Mỹ là một trong những nước tiên phong về việc nghiên cứu mở rộng thị trường, chuyên môn hóa sản xuất thông qua xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông nghiệp nông thôn. Đồng thời với xây dựng kênh mương và trục giao thông, Liên bang còn khuyến khích xây dựng hệ thống điện nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho sản

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)