Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 60)

NGHIỆP:

3.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: 3.2.1.1. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh: 3.2.1.1. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh:

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp hiện vẫn là ngành sản xuất chính, đóng góp lớn vào nền kinh tế và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh.

Bảng 3.4. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG - LÂM - THỦY SẢN Đơn vị: 1000 triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng GTSX NLTS (1994) 4.518 4.757 5.192 5.702 6.068 7.561 8.436 8.999 GTSX Nông nghiệp 3.489 3.442 3.683 3.768 3.663 3.903 4.024 4.010 GTSX Lâm nghiệp 40 39 39 41 42 58 54 54 GTSX Thủy sản 989 1.276 1.470 1.893 2.363 3.600 4.358 4.935 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 GTSX Nông nghiệp 77,22 72,35 70,94 66,08 60,37 51,62 47,70 44,56 GTSX Lâm nghiệp 0,88 0,82 0,75 0,72 0,69 0,77 0,64 0,60 GTSX Thủy sản 21,90 26,83 28,31 33,20 38,94 47,61 51,66 54,84

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 tỉnh Sóc Trăng và Cục Thống Kê Sóc Trăng

Khu vực kinh tế công nghiệp:

Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, tăng dần công nghiệp chế biến, tập trung chế biến các sản phẩm từ thế mạnh của tỉnh là thủy sản... để nâng cao giá trị sản phẩm xuất

khẩu. Nét nổi bật trong ngành công nghiệp của tỉnh thời gian qua là tỉnh đã thành công trong việc thu hút đầu tư phát triển ngành chế biến thủy sản, tạo ra những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, chính nhờ đó đã giải quyết đầu ra cho phát triển thủy sản, đem lại hiệu quả và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Bảng 3.5.GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Đơn vị: 1.000 triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2003 2004 2005 2006 Tổng GTSX CN tỷđồng (giá 1994) 3.655 3.298 3.879 4.106 7.169 Kinh tế nhà nước 866 1.251 1.449 739 919 Kinh tế ngoài nhà 890 2.047 2.430 3.367 3.791 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1899 - - - 2.459 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 23,70 37,93 37,35 17,99 12,82 Kinh tế ngoài nhà 24,35 62,07 62,65 82,01 52,88 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 51,95 0,00 0,00 0,00 34,30 Chia theo các ngành 1.757,962 3.299,008 3.879,462 4.107,257 4.711,466

Công nghiệp khai 0,198 2,160 3,202 3,979 3,124

Công nghiệp chế 1.753 3.289 3.866 4.091 4.695

Công nghiệp sản xuất, phân phối

điện, khí đốt, nước

4,764 7,848 10,260 12,278 13,342

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 tỉnh Sóc Trăng

Khu vực thương mại, dịch vụ:

Khu vực dịch vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao động. Giai đoạn 2001 - 2006, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao gấp

1,25 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 17,5% (năm 2007 đạt 8.180 tỷ đồng). Số cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại tăng từ 13.191 cơ sở (2000) lên 35.105 cơ sở (2006); trong 6 năm thu hút thêm được khoảng 20,2 nghìn lao động nâng tổng số lao

động trong các ngành dịch vụ lên 106,4 nghìn người chiếm 14,7% trong cơ cấu lao động của tỉnh.

Năm 2006, giá trị sản xuất toàn khu vực dịch vụđạt 3.331,5 tỷđồng (giá hiện hành). Tham gia kinh doanh dịch vụ - thương mại gồm nhiều thành phần kinh tế. Trong đó tỷ trọng kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể trong cơ cấu doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giảm dần từ 9,2%, 1,5% và 56,1% (năm 2000) xuống còn 1,6%, 1,4% và 49,5% (năm 2006); tỷ trọng thành phần kinh tế tư nhân trong cơ cấu dịch vụ tăng nhanh từ 33,2% (năm 2000) lên 47,5% (2006).

3.2.1.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I:

Để đạt được mục tiêu kế hoạch, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương tiến hành nghiên cứu, khảo sát, xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng sản xuất, tập trung khai thác đúng mức tiềm năng, lợi thế và điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng, phát huy thế mạnh của từng vùng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, với mục tiêu phát triển sản xuất bền vững, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết được phần lớn thời gian nông nhàn ở nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ

trọng thuỷ sản và tỷ trọng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày; đáng chú ý là sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu

độc canh cây lúa chuyển sang mô hình tôm - lúa, lúa - cá, lúa - màu, mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) bước đầu đem lại hiệu quả. Tổng diện tích chuyển đổi là 36.614 ha trong đó: 2 lúa - 1 màu: 4.100 ha; 2 lúa- 1 thuỷ sản ngọt: 4.351 ha; 1 lúa - 1 màu: 2.131 ha; 1 lúa - 1 tôm sú: 8.656 ha; cải tạo vườn tạp: 15.732 ha; trồng tràm: 1.644 ha; (đã chuyển được từ lúa 3 vụ sang 2 lúa - 1 màu và 2 lúa - 1 thuỷ sản ngọt là 8.451 ha).

a. Ngành trồng trọt: là ngành kinh tế chính trong nông nghiệp của Sóc Trăng. Trong đó lúa, màu và cây ăn trái là các cây trồng chính.

Về cây lúa: sau 5 năm diện tích gieo trồng lúa đã giảm dần từ 370.385 ha (năm 2000) xuống 321.622 ha (năm 2005), giảm gần 50.000 ha, chủ yếu là giảm diện tích kém hiệu quả ở vùng mặn, vùng trũng phèn chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng tràm, cây công nghiệp ngắn ngày … có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa, điều này rất phù hợp với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mà tỉnh đề ra trong giai đoạn 2001 - 2005.

Năng suất lúa tăng ổn định và nhanh, năm 2000 năng suất bình quân là 43,68 tạ/ha, đến năm 2005 là 50,81 tạ/ha, tăng 7,14 tạ/ha sau 5 năm, trong đó vụ Đông Xuân năng suất tăng nhanh, vụ Hè Thu tăng khá, còn vụ Mùa (gồm vụ Thu

Đông và Mùa 1 vụ) năng suất không tăng do thời tiết không thuận và gieo trồng trên đất nuôi tôm sú để góp phần bảo vệ môi trường.

Theo thống kê năm 2001, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh đạt 348.764 ha; năng suất bình quân ước đạt 43,74 tạ/ ha, tổng sản lượng lúa là 1.525.771 tấn; năm nay diện tích gieo trồng giảm hơn so với năm trước, vì bà con nông dân chuyển một số diện tích lúa sang nuôi tôm và trồng các loại cây khác có giá trị

kinh tế cao hơn, mặt khác là do ảnh hưởng thời tiết làm cho năng suất lúa giảm, nên sản lượng lúa năm 2001 không đạt kế hoạch đề ra và giảm so với cùng kỳ.

Diện tích gieo trồng lúa năm 2002, toàn tỉnh đạt 354.865 ha, tăng 6.101 ha so với năm 2001, tăng 1,75 % so với cùng kỳ; năng suất bình quân ước đạt 46,29 tạ/ ha, tăng 5,83 % so với 2001; tổng sản lượng lúa 1.642.833 tấn, tăng 117.062 tấn/ 2001; tăng 7,67 % so với cùng kỳ. Trong đó, Vụ Đông Xuân tăng 4,44 %; Vụ Thu Đông tăng 4,93 % và vụ Hè Thu cũng tăng 3,99 % so với 2001. Do năm nay giá lúa tăng cao, nên bà con nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng lúa, đặc biệt là cả 3 vụ Đông Xuân, Thu Đông và Hè Thu tăng hơn so với cùng kỳ; bên cạnh đó ngành nông nghiệp và các địa phương đã tích cực chỉđạo chuyển diện tích 3 vụ lúa ở những vùng kém hiệu quả sang 2 vụ lúa và 1 vụ màu.

Diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh năm 2003 đạt 349.552 ha, giảm 5,313 ha, giảm 1,5 % so với 2002; tổng sản lượng lúa 1.610.254 tấn, giảm 32.579 tấn, giảm 1,98 % so với năm trước đó; vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông giảm hơn so

với 2002, vụ Hè Thu tăng 4.735 ha. Vì vụ Đông Xuân năm nay bị sâu bệnh làm

ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, cũng như năng suất lúa năm nay giảm 0,48 % so với năm 2002, song song đó thì việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang phát triển khá tốt trong giai đoạn này. Trước đây nông dân thường sản xuất lúa bằng những giống có năng suất cao, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Thời gian gần đây được nhiều người chú trọng đến hiệu quả kinh tế và chất lượng giống. Đặc biệt là giống ST3, OMCS21, tài nguyên IRR64,… năm 2001 giống đặc sản chiếm 7 %, năm 2002 chiếm 9 %, 2003 chhiếm 12 % diện tích gieo trồng cả năm. Tập trung ở các xã vùng 2 (Ngã Năm, Vĩnh Quới, Vĩnh Biên…).

Diện tích gieo trồng lúa năm 2004 toàn tỉnh có 315.205 ha, giảm 34.347 ha, giảm 9,83 % so với 2003; năng suất bình quân đạt 48,41 tạ/ ha, tăng 5,08 % so với cùng kỳ; tổng sản lượng lúa 1.526.035 tấn, giảm 84.219 tấn, giảm 5,23 % so với năm 2003. Bắt đầu từ năm này, việc chuyển dịch trở lên phổ biến hơn, hầu hết các hộ nông dân đều chuyển sang phong trào 2 vụ/ năm, theo cơ cấu Đông Xuân chính vụ và Hè Thu sớm giảm dần phong trào sản xuất 3 vụ lúa/ năm.

Diện tích gieo trồng toàn tỉnh năm 2005: 321.622 ha, tăng 6.417 ha, tăng 2,04 % so với 2004; năng suất bình quân đạt 50,81 tạ/ ha, tăng 4,96 % so với cùng kỳ; tổng sản lượng lúa đạt 1.634.205 tấn, tăng 108.170 tấn, tăng 7,09 % so với năm 2004. Trong đó vụ Thu Đông và vụ Hè Thu đều tăng, riêng vụ Đông Xuân giảm 415 ha so với năm 2004 và giảm 0,32 % so với cùng kỳ.

Sản lượng lúa 5 năm luôn giữđược ổn định ở mức cao, bình quân xấp xỉ 1,6 triệu tấn/năm, đến năm 2005 mặc dù diện tích gieo trồng giảm mạnh nhưng do năng suất tăng nhanh, nên sản lượng vẫn đạt 1.634.200 tấn, là 1 trong 5 tỉnh

Đồng bằng Sông Cửu Long có sản lượng lúa cao nhất vùng và cả nước. Đặc biệt từ năm 2002 nông nghiệp Sóc Trăng rất quan tâm đến mở rộng diện tích lúa đặc sản để nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo, nếu năm 2000 toàn tỉnh chỉ có khoảng 6.000 ha lúa đặc sản thì đến năm 2005 toàn tỉnh sản xuất được 23.293 ha lúa đặc sản các loại, tăng trên 17.000 ha.

Kết thúc năm lương thực năm 2006, tổng diện tích gieo trồng đạt 324.447 ha ( tăng 2.825 ha so với năm 2005), đến năm 2007 thì diện tích gieo trồng đạt 325.464 ha và tăng 1.017 ha so với năm 2006. Sản lượng tăng đạt 1.602.535 tấn

(năm 2007), tăng 380 tấn so với năm 2006. Nhưng năng suất lại giảm hơn so với năm 2006: năng suất bình quân năm 2006 là 49,38 tạ/ha, năm 2007 là 49,24 tạ/ha.

Diện tích gieo trồng lúa đặc sản năm 2006 là 13.047 ha, chủ yếu là các giống Tài nguyên mùa, còn lại là nhóm ST và Jasmine, giống Tài nguyên chiếm chủ yếu 70 %. Đến năm 2007 diện tích lúa đặc sản các loại đạt 25.318 ha/ kế

hoạch 20.000 ha, vượt 26,59 % kế hoạch.

Nhìn chung sản xuất lúa trong 2 năm 2006 và 2007 gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều và kéo dài (cả 2 vụ sản xuất chính là

Đông Xuân và Hè Thu năm 2006), kết hợp sâu bệnh phát triển mạnh đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá nên năm 2006 mặc dù diện tích tăng nhưng năng suất giảm, sản lượng lúa chỉđạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đến năm 2007 nhờ đẩy mạnh các biện pháp chuyển giao kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác lúa ngắn ngày năng suất cao, đặc biệt là công tác dự báo sâu bệnh, phòng trừ kịp thời nên đã khống chế được sâu bệnh, từđó diện tích, nông sản, cũng như sản lượng lúa đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, sản lượng lúa đã đạt và ổn định trên 1,6 triệu tấn là thành tựu nổi bật trong năm 2007. 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 năm 2000 năm 2001 năm 2005 năm 2006 năm 2007 Diện tích gieo trồng Sản lượng

6000 6000 23293 13047 25318 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 ha năm 2000 năm 2001 năm 2005 năm 2006 năm 2007 Lúa đặc sản các loại

Hình 3.5. Diện tích trồng lúa đặc sản qua các năm. Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày:

Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được quan tâm đúng mức diện tích gieo trồng tăng theo từng năm với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 4,54 %, năm 2000 diện tích gieo trồng là 33.173, năm 2001 diện tích gieo trồng là 37.671 ha, đến năm 2004 là 43.092 ha, năm 2005 là 44.688 ha, đến năm 2005 đạt 44.688 ha, tăng 11.515 ha so năm 2000. Trong đó màu lương thực tăng vẫn chậm, năm 2000 là 4.984 ha năm 2005 là 5.535 ha tăng 551 ha so với năm 2000. Màu thực phẩm tăng khá nhanh năm 2000 là 16.551 ha thì đến năm 2005 đạt 26.893 ha, tăng 10.342 ha so năm 2000, đặc biệt là hành tím - một loại cây đặc sản rất có giá trị kinh tế cao của Sóc Trăng tăng nhanh đến ổn định ở mức cao trên 4.500 ha tăng 622 ha so năm 2000, cây mía đã ổn định diện tích trên 10.000 ha với năng suất ngày càng tăng.

Các địa phương gieo trồng 37.671 ha màu lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày năm 2001. Trong đó, có 12.069 ha mía chủ yếu là do giá mía tăng cao nên bà con nông dân đặc biệt quan tâm đến cây mía, mở rộng diện tích, cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây khác, quá trình chuyển dịch từ 2001 - 2002 có hơn 130 ha đất 2 lúa chuyển sang canh tác 2 màu; 120 ha đất canh tác 1 lúa, do điều kiện khí hậu của từng vùng khác nhau nên chuyển sang canh tác 1 mía + 1 cá ở xã Lâm Tân, 85 ha canh tác 1 lúa và cây hàng năm khác chuyển sang nuôi 2 vụ sú như ở Phú Lộc, xã Lâm Khiết, trên 1.000 ha sản xuất 2 lúa chuyển sang 2 lúa + 1 cá ở xã Tân Long, Mỹ Quới, Long Tân, Vĩnh quới, Thạnh

Tân … với trên 2.400 hộ tham gia thực hiện các mô hình chuyển dịch. Trong đó nhiều mô hình đem lại hiệu quả cao.

Các địa phương gieo trồng 39.879 ha màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tăng 448 ha, tăng 1,14 % so với 2002; trong đó có 11.111 ha mía, giảm 14,33 % so với cùng kỳ. Năm nay giá mía giảm, nên bà con đã chuyển một số diện tích trồng mía sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao.

Đối với cây công nghiệp ngắn ngày như mía là cây công nghiệp chính. Tuy diện tích không lớn và biến động bấp bênh qua nhiều năm, bởi sự tác động của giá cả thị trường … Đặc biệt phong trào trồng mía hom (mía giống) ở xã Lâm Tân đang đem lại hiệu quả.

Các địa phương gieo trồng 44.688 ha màu lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, tăng 1.596 ha, tăng 6,2 % so với 2004. Trong đó cây mía chiếm 10.975 ha, tăng 641 ha, tăng 6,2 % so với cùng kỳ.

Đến năm 2006 toàn tỉnh đã gieo trồng được 46.728 ha, tăng 2.040 ha so năm 2005, sang năm 2007 diện tích này lại tăng lên là 48.399 ha vượt 3,58 % so năm 2006, tương đương 1.671 ha. Trong đó màu thực phẩm chiếm diện tích lớn hơn so với màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích gieo trồng màu lương thực không ngừng tăng trong 2 năm gần đây, năm 2006 đạt 5.592 ha tăng 57 ha so với cùng kỳ năm ngoái với diện tích trồng bắp đạt 2.831 ha, bắp lai là 1.382 ha, cây chất bột có củ là 2.761 ha, diện tích màu lương thực năm 2007 tăng 289 ha so với năm 2006 và đạt 5.881 ha. Nổi bật nhất là màu thực phẩm đạt 26.891 ha tương đương so với cùng kỳ năm rồi với diện tích gieo trồng đạt kết

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)