Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 35)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:

Nguồn số liệu thứ cấp: nguồn số liệu thứ cấp thực tế thu thập từ:

- Các báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng

- Niên giám thống kê Sóc Trăng. - Ban Kinh tế - Ngân sách của tỉnh.

- Một số nhận định đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Các thông tin khác trên sách báo, tạp chí, internet, …

Nguồn số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 nông hộ chuyển đổi từ mô hình lúa sang lúa đặc sản và 30 hộ chuyển đổi từ

lúa sang lúa màu. Tổng số mẫu phỏng vấn của hộ nông dân là 60 mẫu, những mẫu này được chọn theo hình thức ngẫu nhiên đơn giản, phân tầng và có hạn mức vào mẫu nghiên cứu.

Đơn vị thu thập thông tin: chủ hộ. Trong trường hợp chủ hộ không có mặt, vợ hoặc chồng của chủ hộ sẽ là người được lựa chọn để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.

2.2.2. Phương pháp phân tích:

Mục tiêu 1: Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên

địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ khi có chủ trương chuyển dịch cơ cấu so với khi chưa thực hiện chuyển dịch.

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu 1 cần sử dụng một số phương pháp sau:

+ Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp.

+ Phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối. + Phương pháp biểu đồ.

Mục tiêu 2: phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mô hình đại diện chuyển đổi

đạt hiệu quả (mô hình từ lúa chuyển sang lúa đặc sản và lúa sang lúa - màu)

+ Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất. + Thống kê mô tả.

+ Phương pháp hồi quy tương quan.

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/công), chọn những nhân tố có ý nghĩa, từđó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt và khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng: LnY= ln α0 + α1 ln X1 + α2 ln X2 + α3 ln X3 + …+ αk ln Xk Trong đó: Y: biến phụ thuộc Xi: biến độc lập (i = 1,2,3…k)

Các tham số α0 ,α1,…αkđược ước lượng bằng phần mềm SPSS. Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau:

+ Phần mềm EXCEL để nhập số liệu, phầm mềm SPSS để chạy mô hình.

Mục tiêu 3: đề xuất một sốbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, chuyển dịch nhanh và từng bước điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Thực hiện được mục tiêu 3 sử dụng phương pháp sau:

+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia qua báo Nông nghiệp Sóc Trăng và Tạp chí chuyên ngành.

+ Thông qua kết quả chuyển dịch và các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả của 2 mô hình chuyển đổi từ lúa sang lúa đặc sản và từ lúa sang lúa - màu mang tính

Sơ đồ các bước nội dung nghiên cứu của đề tài:

Tham khảo các luận văn trước

Chọn đề tài

Đề cương sơ bộ Đề cương chi tiết

Liệt kê các số liệu thứ cấp cần sử Hoàn thành đề cương chi tiết Lập bảng câu hỏi Phân tích số liệu Chọn vùng điều tra Phỏng vấn nông hộ Phỏng vấn chuyên gia Mã hóa và nhập liệu Xử lý số liệu Phân tích số liệu Nguyên nhân, hạn chế Nguyên nhân, hạn chế Đánh giá Giải pháp, kiến nghị Hoàn thành luận văn

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP SÓC TRĂNG

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: 3.1.1.1. Vị trí địa lý: 3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Sóc Trăng nằm ở phía Đông Nam vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Cần Thơ 60 km. Toạ độ địa lý từ 8040’đến 10014’ vĩ độ Bắc, 105009’

đến 106048’ kinh độĐông.

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang - Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh - Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu - Phía Đông Nam giáp Biển Đông

Là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng có hệ thống giao thông thủy, bộ đều thuận lợi trong thông thương với các tỉnh trong và ngoài nước. Đó là nằm trên trục quốc lộ 1A và quốc lộ 60 nối các tỉnh phía Nam và phía Bắc trong đó có cả Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thông qua sông Hậu có thể tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các nước Lào, Cam-pu- chia. Với bờ biển dài hơn 72 km là một lợi thế so sánh của Sóc Trăng so với các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long, cảng Trần đề đã và tiếp tục được đầu tư xây dựng sẽ rất thuận lợi cho việc giao thương từ Sóc Trăng đến mọi miền của đất nước và quốc tế, ... Những nhân tố “thiên thời, địa lợi” đó đã và đang được chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện để phát triển kinh tế, nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời hội nhập vào quá trình phát triển chung của khu vực.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Địa hình tỉnh Sóc Trăng tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình 0,5 - 1,0 m so với mặt nước biển, thấp dần từ bờ biển phía Nam lên phía Bắc của tỉnh. Độ

cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Hướng của địa hình thay đổi theo 2 hướng chính:

- Theo hướng Đông - Tây (cao ở phía sông Hậu thấp dần vào trong nội đồng). - Theo hướng Đông Nam - Tây Bắc (cao ven bờ biển thấp dần vào trong

đất liền).

Nhìn chung, địa hình của tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc của tỉnh. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đồng đều, xen kẽ là những giồng cát có địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn.

các giồng cát ở các huyện Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung và TP.Sóc Trăng.

Với địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tuy nhiên hạn chế chủ yếu là địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phần nào gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng và giao thông đi lại đường bộ, đất đai phần lớn là đất bãi bồi ven sông và ven biển, nhiều nơi bị nhiễm mặn mùa khô, một số nơi bị úng ngập mùa mưa. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tỉnh phải đầu tư nhiều cho xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ

lợi.

3.1.1.3. Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển, với nền nhiệt độ cao và lượng mưa tương đối lớn. Nhìn chung, nhiệt độ và ánh sáng trong năm khá ổn

định, chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm không nhiều. Sự ổn định về

nhiệt độ là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để thâm canh tăng vụđa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và các loại sản phẩm nông nghiệp.

- Độ ẩm: độ ẩm trung bình cả năm là 84 % (cao nhất 89 % mùa mưa, thấp nhất 79 % mùa khô), cây trồng vật nuôi ít bị bệnh so với các tỉnh phía Bắc.

- Mưa: lượng mưa trung bình 5 năm trở lại đây là 1.880 mm. Hàng năm lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10, biến động lượng mưa trong các tháng trong 5 năm qua cũng rất lớn. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu như không mưa trong khi lượng bốc hơi cao đã dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt nhất là vùng ven biển và vùng sâu, xa nguồn nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự thiếu ổn định của sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.

- Gió: Sóc Trăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai hướng gió chính trong năm, Đông - Bắc và Tây - Nam.

Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

3.1.1.4. Thủy văn:

Tỉnh Sóc Trăng có hệ thống sông rạch chằng chịt, bờ biển dài 72 km. Các sông rạch trong tỉnh chịu tác động trực tiếp của chếđộ bán nhật triều không

Nhìn chung, hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng được nối với nhau thành một mạng lưới chằng chịt, đổ ra biển Đông Nam Bộ. Do đó dao động mực nước trên hệ thống sông rạch chủ yếu do sự truyền triều từ biển Đông vào và một phần do lượng nước trên thượng nguồn của sông Hậu đổ về vào mùa mưa.

Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy nước trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị nhiễm mặn quanh năm do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế:

Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Sóc Trăng luôn duy trì ổn

định ở mức cao so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng song Cửu Long, đạt bình quân cả giai đoạn 1996 - 2000 là 9,3 %; giai đoạn 2001 - 2005 là 10,25 % cao hơn mức bình quân cả nước cùng kỳ 2,75%.

Bảng 3.1. TĂNG TRƯỞNG GDP GIAI ĐOẠN 1996 - 2007

Đơn v: % 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Cả nước Sóc Trăng Cả nước Sóc Trăng Cả nước Sóc Trăng Cả nước Sóc Trăng Tổng GDP 6,95 9,30 7,50 10,25 - 12,86 - 13,45 Nông, lâm, thủy sản 4,42 7,44 3,50 8,20 - 10,50 - 5,34 Công nghiệp và xây dựng 10,60 13,61 10,10 15,00 - 14,53 - 24,29 Dịch vụ 5,69 11,62 6,40 12,81 - 18,09 - 25,59

7. 44 8. 20 13 .6 1 15.00 11. 62 12. 81 0.00 5.00 10.00 15.00% N«ng, l©m, thuû s¶n C«ng nghiÖp vµ x©y dùng DÞch vô Giai ®o¹n 1996 - 2000 Giai ®o¹n 2001 - 2005 Hình 3.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng không ngừng nỗ

lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khai thác tốt nguồn lực trong tỉnh, nhất là về nông nghiệp và thuỷ sản, đưa nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng và ổn định ở mức độ cao. Về cơ cấu kinh tế cá khu vực cũng được chuyển dịch rõ nét.Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mặc dù diễn ra còn chậm nhưng

đang định hình rõ theo chiều hướng tích cực là tăng dần tỷ trọng khu vực II và khu vực III; cụ thể:

Bảng 3.2.CƠ CẤU KINH TẾ TRONG CÁC KHU VỰC KINH TẾ

Cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm (%)

Kinh tế khu vực

2000 2001 2004 2005 2006 2007

Toàn bộ nền kinh tế 100 100 100 100 100 100

Khu vực I

(nông, lâm, ngư nghiệp) 65,77 64,21 58,11 59,86 53,11 50,92 Khu vực II

(công nghiệp, xây dựng)

15,40 16,82 20,09 18,84 22,63 23,46 Khu vực III

(thương mại, dịch vụ) 18,83 18,97 21,80 21,30 24,26 25,62

Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng, năm 2001 - 2006, Cục Thống kê Sóc Trăng

Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu các khu vực diễn ra còn chậm. Khu vực I vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 50 % GDP; điều này cho thấy nền kinh tế của tỉnh vẫn còn mang tính thuần nông, nếu so sánh với cơ cấu của cả nước, gần nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy chưa tiến bộ, thể hiện rõ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh diễn ra còn chậm. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, người dân chưa theo kịp thị trường, sản phẩm làm ra có khối lượng nhiều nhưng phân tán, chất lượng thấp, giá thành cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh, lợi nhuận thấp.

25.62%

50.92%

23.46% N«ng, l©m, thuû s¶n C«ng nghiÖp vµ x©y dùng DÞch vô

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2006 của tỉnh Sóc Trăng Bảng3.3. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng GDP tỷ đồng (1994) 4.126 4.421 4.808 5.388 5.961 6.722 7.582 Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản 65,77 64,21 63,70 62,27 58,11 59,86 53,11 Công nghiệp và xây dựng 15,40 16,82 17,76 18,81 20,09 18,84 22,63 Dịch vụ 18,83 18,97 18,54 18,92 21,80 21,30 24,26

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 tỉnh Sóc Trăng

3.1.3. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp: 3.1.3.1. Chủ trương chuyển đổi của Chính phủ: 3.1.3.1. Chủ trương chuyển đổi của Chính phủ:

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) nước ta liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu đã vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị trí đáng kể trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nước ta cũng gặp một số khó khăn, mắc phải những sai lầm như: trước đây chúng ta chỉ trồng độc canh cây lúa, không chú trọng đến chất lượng trong quá trình sản xuất dẫn đến hiệu quả thấp. Cho nên qua nghiên cứu và khảo sát tình hình chung thì chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về việc đề ra một số chủ trương và chính

sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho cả

nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung như sau:

+ Cần phải phát huy lợi thế to lớn của nền nông nghiệp nước ta về tiềm năng thiên nhiên, về truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời, về tính cần cù, năng động, sáng tạo của nông dân, nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp mạnh, phát triển bền vững, được áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, từng bước được hiện đại hoá, vươn lên trở thành một nền nông nghiệp với những ngành sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, có năng suất và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao

đời sống nông dân, ổn định kinh tế và xã hội đất nước.

+ Việc chọn cơ cấu quy mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp phải khai thác được lợi thế của cả nước và từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hóa, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, sinh thái.

+ Trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)