THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
2.1.3.2 Về môi trường và nhãn sinh thá
Những dấu xác nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm mang tính môi trường thường được biết đến như một nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về
mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm. Hiện nay rất nhiều quốc gia sử dụng nhãn sinh thái để nhằm hướng tới bảo vệ một môi trường toàn cầu. Trong đó, EU là một trong các quốc gia rất chú trọng đến việc gắn nhãn sinh thái với các nhóm hàng hoá được qui định, đặc biệt là hàng dệt may.
Các nhãn sinh thái mang tính chất tự nguyện tuy nhiên có thể cho rằng đây là một công cụ cạnh tranh mạnh. Theo một cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp về sự hiểu biết của người tiêu dùng trong độ tuổi từ 16 -74 ở thị trường EU về nhãn sinh thái có 95% người hiểu biết về vấn đề này, trong đó có 81% người trả lời “ sẵn lòng chi trả để mua các sản phẩm thân thiện với môi trường ( có nhãn sinh thái ). 4 nhãn hiệu quan trọng tại EU được áp dụng cho các sản phẩm may mặc thông thường là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL EKO và nhãn SG nhằm xác định đánh giá và gắn nhãn sinh thái cho sản phẩm. EU sử dụng hệ thống bao gồm 2 tiêu chuẩn tự nguyện là EMAS và ISO 14001.
Trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam và các doanh nghiệp trên lĩnh vực khác đều vi phạm qui định pháp luật về môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Các cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn đang gây ô nhiễm nặng nề với môi trường xung quanh. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất của Việt Nam còn lạc hậu, mặt khác do ý thức trách nhiệm của các lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là một trong những bước lùi với sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sang EU.