Thị phần hàng dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 44 - 46)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

2.3.2 Thị phần hàng dệt may xuất khẩu

Việc xem xét thị phần của mặt hàng dệt may xuất khẩu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh. Trong đó, chúng ta cần so sánh thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường EU và thị phần của hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU so với các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam

Trước tiên, sosánh thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh trên thị trường EU (hình 2.8). Thời kì khi EU vẫn áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may Việt Nam thì thị phần của mặt hàng này trên thị trường EU chiếm một tỉ trọng rất nhỏ 0,8% so với các nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên khi EU và Việt Nam thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch và tự do hoá thương mại thì các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam ồ ạt lên kế hoạch xâm nhập thị trường một cách sâu hơn với mục tiêu chiếm lĩnh được thị trường trong tương lai. Theo số liệu thống kê năm 2005 – 2007, thị phần của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU tăng lên gấp đôi so với giai đoạn 2001 – 2004 (đạt 1,9 %). Trong khi đó từ trước đến nay, hàng dệt may Trung Quốc vẫn luôn thống trị và chiếm lĩnh thị phần cao nhất so với các quốc gia khác. Năm 2001 – 2004 thị phần của Trung Quốc trên thị trường EU đạt 11,5%. Tuy năm 2007 EU và Mỹ tiến hành áp dụng hạn ngạch với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc khiến cho vị thế của Trung Quốc có phần sụt giảm nhưng vẫn chiếm một thị phần rất cao ở mức 33,8%. Ấn độ đang dần có được những bước phát triển vượt bậc trong ngành dệt may từ 3% vào năm 2001 – 2004 tới 6,9% vào năm 2005 – 2007 và chiếm lĩnh vị trí thứ 2 trên thị trường EU. Bên cạnh đó, thị phần của hai nước Bangladesh và Indonexia cũng có sự tăng trưởng nhẹ tương ứng với 5,5% và 2%.

Hình 2.8

So sánh giữa các thị trường nhập khẩu với nhau, mặc dù thị trường Mỹ xuất hiện muộn hơn so với thị trường EU, đồng thời đây là hai thị trường đều rất khắt khe

và khó tính vậy nhưng thị phần chiếm lĩnh của sản phẩm dệt may của Việt Nam ở Mỹ gấp đôi so với EU ( chiếm 55% ). Có thể thấy rằng, tuy sự bãi bỏ quota của EU có ý nghĩa giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu để có được một điều kiện cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, với khách hàng khó tính như EU, các nhà doanh nghiệp Việt Nam vẫn e dè. Bởi chất lượng cũng như các yêu cầu đòi hỏi của thị trường EU phức tạp và cầu kỳ và sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu sẽ làm cho con đường xuất khẩu của Việt Nam không dễ gì được mở rộng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn tập trung cho thị trường Mỹ, nơi chiếm đến 80% năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, cùng với những tiềm năng từ thị trường EU mang lại và những vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may sang EU thì việc cân đối năng lực sản xuất của các doanh nghiệp giữa các thị trường lớn như EU, Mỹ…cần phải chú ý hơn nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w