Giá hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 46 - 47)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

2.3.3.1 Giá hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam

Nhìn chung, giá bán hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong suốt những năm trước là cao so với chất lượng của sản phẩm. Do chi phí sản xuất quá lớn chủ yếu là chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài. Mặc dù giá bán sản phẩm cao nhưng sản phẩm của Việt Nam có chất lượng không cao, chỉ đạt ở mức trung bình, do vậy sức cạnh tranh ở giai đoạn này là rất thấp.

Hiện nay, giá hàng dệt may trên thị trường EU được chia làm 3 phân đoạn chính. Phân đoạn thứ nhất là Trung Quốc - Ấn Độ với các sản phẩm đạt chất lượng cao với giá bán tương đối cao. Phân đoạn thứ 2 là Campuchia – Indonesia với các sả phẩm với giá thành và chất lượng ở mức khá. Phân đoạn thứ 3 là Việt Nam – Bangladesh với mức giá trung bình.

Xét với các nước ở phân đoạn giá khác trên thị trường như Trung Quốc - Ấn Độ. Mặc dù các đơn giá hàng Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu cao hơn so với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và Bangladesh. Ví dụ giá áo sơ mi Trung Quốc là 5,95Euro so với giá áo sơ mi của Việt Nam là 5,37Euro. Tuy nhiên gần đây, giá hàng dệt may Trung Quốc đang có xu hướng giảm 18,2%, nhiều nhất so với các nước xuất

khẩu khác. Đây được coi là một chiến lược về giá của Trung Quốc. Trong khi đó đơn giá hàng Ấn Độ thay đổi không đáng kể chỉ giảm nhẹ 4,2%, điều này phản ánh sự tăng giá của đồng rupee và sự ổn định về mặt chất lượng của hàng may mặc Ấn Độ xuất khẩu. Sự cạnh tranh về giá giữa phân đoạn của Campuchia – Indonesia và Việt Nam – Bangladesh thì có sự bám đuổi rất sát nhau. Doanh thu tiêu thụ của hai phân đoạn cũng không có sự chênh lệch đáng kể, sức cạnh tranh của Việt Nam so với những nước nay chưa có sự nổi trội.

Xét với Bangladesh trong cùng phân đoạn về giá, so với Việt Nam, các đơn giá hàng của Bangladesh được hạ xuống 2%. Trong khi Việt Nam liên tục hạ giá trong các năm qua xuống 15,4%. Với Việt Nam sự sụt giảm giá mạnh như vậy thể hiện những yếu kém về mặt chất lượng sản phẩm, năng lực marketing, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Xét về mặt giá cả, hiện nay Bangladesh không còn đứng cùng phân đoạn thị trường giá với Trung Quốc nữa, nhưng vẫn là một nước có lợi thế cạnh tranh về giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w