Nội dung phân tích chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh Thanh”. doc (Trang 58 - 63)

I. Giới thiệu chung về công ty TNHH Ninh Thanh

3.Nội dung phân tích chi phí kinh doanh

Công ty mua giấy ở các cơ sở trong nước và một lượng không nhỏ là giấy ngoại do đó giá cả thường xuyên biến động. Vì vậy để đánh giá chính xác tình hình biến động của chi phí kinh doanh kế toán phải loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá cả đến các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh. Dựa vào sự biến động của giá cả qua những năm gần đây kế toán thống kê được rồi tính chỉ số giá bình quân sau đó xác định sự ảnh hưởng của giá cả tới chi phí kinh doanh bằng cách lấy số liệu từ các chỉ tiêu doanh thu chia cho chỉ số giá để xác định giá trị thực

của chúng. Từ giá trị thực của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí ta phân tích sự biến động của chi phí kinh doanh. Công ty đã phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu vì trong các doanh nghiệp thương mại chi phí kinh doanh bỏ ra nhằm mục đích kinh doanh tức là trước hết phải tạo ra doanh thu.

Để phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu kế toán sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2003: M = 2 787 523 197

Năm 2004: M = 6 491 156 360

- Tổng chi phí kinh doanh: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh, bao gồm:

+Chi phí mua hàng: + Chi phí bán hàng:

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí kinh doanh năm 2003: F = 64 719 549 đồng Chi phí kinh doanh năm 2004: F = 158 904 267đồng

- Tỷ suất chi phí: Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ (%) của chi phí trên doanh thu bán hàng. Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp.

Công thức:

F F’ =

M * 100

Trong đó:

F: tổng chi phí kinh doanh.

M: tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. F’: tỷ suất chi phí (%)

Năm 2003: 64 719 549 F’ = 2 787 523 197 * 100 F’ = 2,32 (%) Năm 2004: 158 904 267 F’ = 6 491 156 360 * 100 F’ = 2,45 (%)

- Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí: phản ánh sự thay đổi tuyệt đối về tỷ suât chi phí giữa hai kỳ.

Công thức:

∆F’ = F’1- F’0 Trong đó:

∆F’: là mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí F’1: tỷ suất chi phí ở kỳ phân tích

F’0: tỷ suât chi phí ở kỳ gốc.

So sánh mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí giữa hai năm 2003 và năm 2004 ta có:

∆F’ = 2,45 – 2,32

∆F’ = 0,13 (%)

- Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % tăng giảm tỷ suất chi phí với tỷ suất chi phí kỳ gốc. Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí của doanh nghiệp nhanh hay chậm và có ý nghĩa đặc biệt khi so sánh trong cùng một đơn vị giữa các thời kỳ khác nhau. Nếu có cùng mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí nhưng tốc độ giảm chi phí nhanh hơn thì đơn vị đó được đánh giá là tốt hơn.

Tốc độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí: 0,13 TF’ = 2,32 * 100 TF’ = 5,6 (%)

- Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí: Chỉ tiêu này cho biết với mức doanh thu bán hàng trong kỳ và mức giảm hoặc tăng tỷ suất chi phí thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí là bao nhiêu.

U= ∆F’ * M1 Trong đó:

U: mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí

∆F’: mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí M1: doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức lãng phí chi phí kinh doanh: U= 0,13 (%) * 6 491 156 360 U = 8 438 503 (đồng)

Khi tiến hành phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu công ty đã sử dụng phương pháp biểu mẫu và phương pháp so sánh. Sau khi phân tích xong kế toán đưa ra những nhận xét đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty.

Để phân tích chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu kế toán sử dụng biểu 5 cột như sau:

∆F’ TF’ =

Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu

Đơn vị tính: đồng

So sánh tăng giảm Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004

Số tiền Tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5

1. Doanh thu thuần 2 787 523 197 6 491 156 360 3 703 633 163 132,86 2. Chi phí kinh doanh 64 719 549 158 904 267 94 184 718 145.53 3. Tỷ suất chi phí (%) 2,32 2,45

4.Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí

0,13

5. Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí

5,6

6. Mức tiết kiệm(lãng phí ) chi phí

8 438 503

Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí kinh doanh năm 2004 tăng lên 94 184 718 (đ) với tỷ lệ tăng là 145,53(%) . Doanh thu của công ty cũng tăng lên 3 703 633 163 (đ) với tỷ lệ tăng là 132,86(%). Ta thấy tỷ lệ tăng của chi phí lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu và công ty TNHH Ninh Thanh đã lãng phí một khoản chi phí là 8 438 503 (đ). Nhìn số liệu trên ta có thể đánh giá công ty quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh chưa tốt nhưng do công ty TNHH Ninh Thanh mới thành lập nên chi phí tăng nhanh hơn là lẽ đương nhiên. Mặc dù chi phí kinh doanh tăng nhanh nhưng doanh thu tăng cũng nhanh nên ta vẫn đánh giá công ty quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh hợp lý.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi mới thành lập cũng cần bỏ ra chi phí ban đầu rất lớn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Khi mới đi vào hoạt động cũng cần mở rộng thị trường, tạo chỗ đứng trên thị trường sau đó mới đi vào giai đoạn thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận do đó chi phí giai đoạn đầu thường lớn hơn doanh thu thu về. Công ty TNHH Ninh Thanh cũng không nằm ngoài quy luật đó nên chi phí kinh doanh tăng nhanh là hợp lý. Công ty TNHH Ninh Thanh mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng doanh thu đã tăng lên rất nhanh

với mức tăng doanh thu là 132,86 (%) điều đó chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Đánh giá nhận xét của kế toán trưởng và giám đốc công ty TNHH Ninh Thanh về kết quả kinh doanh của công ty nói chung và tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của công ty trong những năm hoạt động là tốt, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Mặc dù chi phí kinh doanh tăng lên nhưng doanh thu cũng tăng lên đáng kể trong khi đó công ty mới đi vào hoạt động nên việc tăng chi phí kinh doanh là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên công ty nên điều chỉnh dần để mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của chi phí trong năm tới để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Công ty cần đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi để mở rộng phạm vi kinh doanh hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thoả mãn nhu cầu của người lao động, cải thiện đời sống cho nhân viên trong công ty. Muốn vậy công ty cần quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt để tăng lợi nhuận đồng thời cần phân phối lợi nhuận hợp lý, nên có phần thưởng cho nhân viên để khuyến khích họ làm việc tốt hơn

4. Đánh giá nhận xét về thực trạng phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh Thanh .

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh Thanh”. doc (Trang 58 - 63)