Các công ty thương mại của Việt Nam nhìn chung là không biết được tầm quan trọng của việc quản lý logistics với chuỗi cung ứng cũng như những lợi ích tiềm năng đi kèm với nó. Logistics thường bị coi ngang hàng với vận tải và việc sử dụng các dịch vụ phi vận tải từ bên ngoài là ngoại lệ thay vì là thói quen. Hơn thế nữa, chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ trong nước đã không thể khiến họ nhìn nhận một cách tích cực những lợi thế về chi phí và hiệu quả đạt được qua việc thuê lại dịch vụ logistics bên ngoài.
Trước tình hình đó, bản kế hoạch hành động – Người sử dụng dịch vụ
đã được đề xuất thực hiện23.
Giải pháp được đưa ra: Hỗ trợ khu vực tư nhân của Việt Nam đánh giá
tình hình thực hiện hiện nay của họ.
Hành động cụ thể: Phát triển các công cụ kiểm toán tình hình thực hiện
logistics và đặt mốc thực hiện.
Thời gian thực hiện: Ngắn hạn (1 đến 2 năm liên tục).
Nguồn lực thực hiện: VCCI, VIFFAS, VATA, SOEs.
1. Thực hành JIT
Để giúp các nhà sản xuất và thương nhân Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn về mặt chi phí trong khi cải thiện năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường, bản kế hoạch hành động – Người sử dụng dịch vụ đã đề xuất nhóm giải pháp
cụ thể sau:
Giới thiệu khái niệm “lean”24
Các lớp đào tạo về “lean”
Đào tạo các chuyên gia “lean”
Xây dựng các dự án thí điểm JIT25
23 Phụ lục 3 trang xiv
24
“Lean” là một hệ thống các công cụvà phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất.
Lợi ích chính của hệ thống “lean” là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất. Việc áp dụng “lean” đã giúp nhiều doanh nghiệp trên thế giới đạt tới thành công. Tuy nhiên, tại Việt Nam, “lean” vẫn chưa được phổ biến và số doanh nghiệp áp dụng “lean” thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, muốn áp dụng “lean”, trước hết các doanh nghiệp phải có các kiến thức cơ bản về “lean”. Đặc biệt, việc đào tạo các chuyên gia “lean” có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, ứng dụng thành công “lean” ở Việt Nam. Một khi, các doanh nghiệp trong nước đã có nền tảng cơ bản về “lean”, việc xây dựng các dự án thí điểm JIT là rất cần thiết để đưa những lý thuyết “lean” vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
2. Thuê ngoài dịch vụ logistics
Bản kế hoạch còn đưa ra các giải pháp:
Giới thiệu lợi ích của việc thuê dịch vụ logistics bên ngoài
Chia sẻ thông tin về các gương hoạt động tốt nhất trong việc thuê dịch
vụ logistics bên ngoài.
Mục đích chính là để giúp các nhà sản xuất và thương nhân Việt Nam thấy được tầm quan trọng của dịch vụ logistics và việc sử dụng dịch vụ logistics, đồng thời chỉ cho họ thấy rằng hoạt động của họ sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí nếu sử dụng các LSP.
3. Dịch vụ và hạ tầng logistics cho sản xuất và thương mại
Ngoài ra, để các nhà sản xuất và thương nhân Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn về mặt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bản kế hoạch còn đề xuất rằng:
Đánh giá nhu cầu logistics chính trong nước và quốc tế
Khởi xướng xây dựng kế hoạch phát triển và các nghiên cứu khả thi cho đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị cũng như môi trường thuận lợi
25
Có thể nói rằng bản kế hoạch hành động – Người sử dụng dịch vụ được
đưa ra khá đầy đủ và chi tiết. Đặc biệt là những giải pháp và khoảng thời gian thực hiện cho từng giải pháp đều rất linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn nhiều biến động. Nhiều giải pháp còn rất thiết thực cho các doanh nghiệp như các lớp đào tạo “lean”, hay chia sẻ thông tin về các gương hoạt động tốt nhất trong việc thuê dịch vụ logistics bên ngoài…
Theo người viết, bản kế hoạch này khá thú vị khi không đòi hỏi quá cao ở các doanh nghiệp mà chỉ nhằm mục đích khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi nhất có thể cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ logistics, để giảm thiểu các chi phí và hoạt động hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Từ đó, dần nâng cao ý thức của doanh nghiệp về dịch vụ logistics và tầm quan trọng của việc sử dụng dịch vụ logistics. Một khi ý thức của người sử dụng dịch vụ được cải thiện, nhu cầu dịch vụ cũng sẽ tăng lên, kéo theo sự tác động trở lại tích cực đối với chất lượng dịch vụ của các LSP trong nước.
Tuy nhiên, có một vấn đề đòi hỏi sự lưu ý khẩn cấp liên quan tới nhu cầu logistics cụ thể của các lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu chính của Việt Nam. Đó là nhu cầu phát triển chuỗi cung sản xuất/thương mại cụ thể và các giải pháp logistics để đảm bảo tính cạnh tranh của các sản phẩm chính hoặc trong nước hoặc quốc tế. Các giải pháp đó vẫn đang được giải quyết theo hướng của các nhà sử dụng dịch vụ logistics, mà không biết một thực tế rằng logistics liên quan đến sản phẩm cũng bị tác động tương đương bởi chất lượng của 3 hướng còn lại.