Kế hoạch hành động – Khung pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đề xuất các kế hoạch hành động logistics Việt Nam (Trang 68 - 71)

Hiện nay, môi trường thể chế logistics ở Việt Nam hết sức phức tạp và

với mục đích giải quyết những vướng mắc hiện có của khung pháp luật logistics ở nước ta19.

 Giải pháp đề xuất: Đánh giá hệ thống pháp lý liên quan tới thương mại

logistics quốc gia và thế giới, và kiến nghị cách thực hiện và thực thi luật hiệu quả

 Hành động cụ thể: Thành lập Ủy ban bao gồm các bộ chủ chốt và các

bên liên quan tham gia vào các vấn đề liên quan đến logistics.

 Thời gian thực hiện: Ngắn hạn (từ 1 đến 2 năm).

 Nguồn lực thực hiện gồm có: MoIT, MoT, MPI, hải quan, VCCI,

VIFFAS, VATA

Khi xem xét thực trạng khung thể chế logistics ở Việt Nam, vấn đề nổi bật lên chính là số lượng và sự đa dạng của các tổ chức công giải quyết các vấn đề logistics, yêu cầu có một tổ chức công chuyên trách về lĩnh vực logistics đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, bản kế hoạch hành động –

Khung thể chế đã đề xuất giải pháp: Thành lập Ủy ban bao gồm các bộ chủ

chốt và các bên liên quan tham gia vào các vấn đề liên quan đến logistics.

mục đích không những để chỉ đạo các hoạt động, chiến lược logistics, mà còn nhằm phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các bộ chủ chốt và các bên liên quan tham gia vào các vấn đề logistics.

Ủy ban logistics quốc gia được thành lập sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hành động phát triển logistics của Việt Nam, và xây dựng nhóm nòng cốt gồm các chuyên gia về logistics với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong từng lĩnh vực để giúp việc cho ban chỉ đạo logistics quốc gia. Để làm được việc đó, cần có các hành động cụ thể sau:

 Chuẩn bị các văn bản hướng dẫn phác thảo quyền pháp lý cho các bộ

19

 Xây dựng cơ chế phối hợp kế hoạch hành động phát triển logistics của Việt Nam

 Xác định và lựa chọn nhóm chuyên gia nòng cốt

 Phát triển năng lực phân tích logistics

Với nhóm giải pháp này, hoạt động của các cơ quan Nhà nước liên quan đến việc giám sát lĩnh vực logistics sẽ được phối hợp chặt chẽ và trở nên thống nhất với nhau hơn. Từ đó, giúp nâng cao năng lực logistics của Việt Nam.

Đồng thời, bản kế hoạch đưa ra một công cụ quan trọng làm thước đo đánh giá năng lực logistics Việt Nam đó là chỉ số thống kê logistics, bao gồm:

 Chí phí logistics/GDP

 VA của ngành công nghiệp logistics so với GDP

 Chỉ số tình hình thực hiện logistics quốc gia

 Chi phí logistics công ty và ngành

 Chia sẻ số liệu thống kê logistics

Việc phát triển chỉ số này có tác động rất lớn, giúp Việt Nam có thể

đánh giá được năng lực logistics của mình thông qua KPIs20 chính. Không chỉ

riêng logistics mà bất cứ hoạt động nào, muốn thực hiện đạt hiệu quả, trước tiên đều cần phải có các con số thống cụ thể về những gì đã đạt được, đặc biệt là chi phí cho việc thực hiện, để từ đấy lấy một cái mốc làm tiêu chuẩn và đưa ra các con số mục tiêu, triển khai các kế hoạch chiến lược.

Tuy môi trường thể chế phức tạp, chồng chéo đang là vướng mắc lớn nhất hiện nay trong khung thể chế logistics nhưng đó không phải là vướng mắc duy nhất. Hiện nay vẫn còn một số khó khăn trong khung thể chế logistics mà bản kế hoạch không đề cập đến. Đầu tiên có thể kể đến chính là

20

Chỉ số hiệu quả trọng yếu (key performance indicator - KPI) là một phương pháp phản ánh mức

việc các qui định logistics (Luật thương mại năm 2005, nghị định 140/2007/NĐ-CP) không còn phù hợp so với tình hình thực tế và xu thế phát triển logistics trong tương lai. Tầm quan trọng của việc thực thi Luật cạnh tranh trong lĩnh vực logistics cũng chưa được nhìn nhận. Nhất là vấn đề ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính như khai báo hải quan điện tử… dù đang được tiến hành nhưng vẫn còn kém hiệu quả, kém minh bạch và rất cần những giải pháp thiết thực để giải quyết những tồn đọng ấy.

Có nhiều cơ quan liên quan cũng như luật và quy định đang tác động đến sự vận chuyển hiệu quả của hàng hóa trong nước và với nước khác trong tiểu vùng GMS. Trong khi rõ ràng là mức độ tham gia khác nhau đáng kể giữa các bộ ngành, có thể thấy rằng những cơ quan liên quan đầu tiên, trực tiếp nhất vẫn chưa giữ vai trò chỉ đạo mà họ cần có thể đảm bảo các hoạt động được phối hợp tốt và thống nhất theo các quy định của pháp luật.

Những sắp xếp về mặt thể chế mà cần phải đơn giản hóa cũng sẽ phải phản ánh các cách tiếp cận và cam kết từ cac hiệp định đa phương và khu vực như CBTA của GMS, Lộ trình ASEAN Roadmap, và hiệp định GATT, GATS của WTO. Đặc biệt hiệp định GATT, và GATS của WTO sẽ không chỉ tác động đến sự phát triển thể chế mà còn sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thông qua các điều khoản có liên quan tới khả năng tiếp cận thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đề xuất các kế hoạch hành động logistics Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)