Năng lực của các kho chứa hàng chờ làm thủ tục hải quan (ICD)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đề xuất các kế hoạch hành động logistics Việt Nam (Trang 67 - 68)

II. Kế hoạch hành động – Cơ sở hạ tầng

5. Năng lực của các kho chứa hàng chờ làm thủ tục hải quan (ICD)

trong đất liền/ cảng cạn và các bãi chờ làm dịch vụ logistics

Các phương tiện hỗ trợ liên quan tới vận tải hàng hóa như cảng cạn, kho chứa hàng chờ làm thủ tục hải quan trong đất liền, trung tâm phân phối quốc gia và bãi chờ làm dịch vụ logistics ngày càng trở nên quan trọng bởi sự sẵn có của các phương tiện hỗ trợ đó có tác dụng thúc đẩy ưu điểm vượt trội của các phương thức vận tải, cải thiện không chỉ các điểm kết nối cho các hình thức vận tải khác nhau mà còn đường tới thị trường trong cả nước. Vì thế, việc hiện đại hóa và mở rộng mạng lưới cảng cạn bao gồm ICD, xây dựng các bãi chờ làm thủ tục logistics trong các khu công nghiệp để cải thiện các hoạt động logistics và xây dựng mạng lưới phân phối quốc gia là rất cần thiết và cấp bách. Đánh giá được tầm quan trọng đó bản kế hoạch đã có phần 5 về năng lực dịch vụ của các ICD với các giải pháp cụ thể được đưa ra khá đầy đủ và chi tiết:

 Chuẩn bị một cơ sở dữ liệu tổng hợp về phần mềm logistics, đặc biệt về

các ICD/cảng cạn đang hoạt động hay đã được lên kế hoạch hoạt động bởi các đơn vị khác nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam

 Chuẩn bị một kế hoạch tổng thể cho sự phát triển của hệ thống cảng cạn/ICD và các bãi chờ dịch vụ logistics

 Hiện đại hóa các ICD hiện có với các phương tiện hỗ trợ hiện đại và mở rộng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của cảng cạn

 Phát triển năng lực phối hợp các hình thức vận tải

 Xây dựng các trung tâm phân phối quốc gia, vùng và địa phương

Tuy bản kế hoạch đã nhìn thấy được triển vọng phát triển của đường thủy nội địa và đường sắt, với lợi thế chi phí thấp trong khi khả năng chuyên chở lớn nhưng đối với năng lực đường hàng không và mạng lưới CNTT, bản kế hoạch lại không hề đề cập đến.

Cũng như đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không cũng là một phần của hệ thống giao thông vận tải cả nước, hạ tầng đường hàng không và mạng lưới CNTT cũng là những bộ phận không thể tách rời của hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia. Mặc dù, tỷ lệ hàng chuyên chở bằng đường hàng không rất bé so với tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển và hầu như không thay đổi qua các năm nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của vận tải hàng không, bởi có những mặt hàng chỉ có thể chuyên chở bằng đường hàng không như các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, mau hỏng... Còn đối với CNTT, có thể dễ dàng nhận thấy rằng xuyên suốt bản kế hoạch, hệ thống CNTT luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Trong khi đó, thực tế là năng lực đường hàng không và hạ tầng CNTT nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém, đòi hỏi phải có các kế hoạch phát triển tổng thể, toàn diện. Vì thế, theo người viết, việc bản kế hoạch không đề cập đến năng lực đường hàng không và CNTT có thể tạo ra khoảng cách năng lực giữa các

phương thức vận tải với nhau, đồng thời gây ra sự bất cân xứng, thiếu đồng

bộ trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Người viết thiết nghĩ đây có lẽ là thiếu sót lớn nhất của bản kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đề xuất các kế hoạch hành động logistics Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)