Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 41)

Bài học thứ nhất, thị trường BĐS nói chung và đầu tư vào thị trường BĐS được các cơ quan quản lý nhà nước và ngoài nhà nước phân công, phối

hợp quản lý và đầu tư.

Là những nền kinh tế phát triển, Australia và New Zealand rất chú trọng vào thị trường BĐS và đầu tư vào thị trường BĐS. Các cơ quan nhà nước và ngoài nhà nước có sự phối hợp phủ trùm hết các hoạt động đầu tư BĐS và thị trường BĐS. Tuy không có một cơ quan chịu trách nhiệm chung nhưng vấn để của đầu tư BĐS và thị trường BĐS đều có cơ quan chịu trách nhiệm, không chồng lấn. Vì vậy việt thu hút đầu tư vào thị trường BĐS và quản lý thị trường BĐS hoạt động rất thuận lợi. Các bên tham gia có các quyền tương đối ngang nhau, không có các chủ thể nào chiếm ưu thế hơn so với các chủ khách và ngược lại, không có chủ thể nào yếu thế trong quá trình

đầu tư vào thị trường BĐS.

Bài học thứ hai, chính sách quản lý đất đai, xây dựng, ngân hàng và tài chính phối hợp với nhau một cách đồng bộ, tạo mọi điều kiện để thu hút vốn đầu tư vào thị trường BĐS.

Sự phối hợp giữa các chính sách tương đối đầy đủ, các vấn đề được xem xét đồng bộ, các chính sách từ quản lý đất đai, xây dựng phát triển công trình đô thị, tín dụng, tài chính đều được phát huy nhằm thu hút tối đa nguồn

đầu tư vào thị trường BĐS. Các tác động của nhà nước chủ yếu trên bình diện vĩ mô, ít tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bài học thứ ba, đầu tư vào bất động sản là một ngành đem lại nhiều lợi ích, không chỉ là lợi nhuận cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, mà còn là tiềm lực của nền kinh tế và ổn định xã hội.

Trong những năm gần đây, kinh tế BĐS và đầu tư BĐS đã đem lại cho nền kinh tế Australia và New Zealand nhiều lợi ích kinh tế. Kinh tế tăng trưởng tốt, vấn đề nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp được quan tâm, các

nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào BĐS.

Bài học thứ tư, là nền kinh tế theo cơ chế thị trường, về cơ bản, thị trường BĐS của Australia và New Zealand mở cho mọi chủ thể kinh tế đầu tư với một số rất nhỏ hạn chế đối với các chủ thể khác nhau. Các chủ thể có yếu tố nước ngoài chủ yếu được định hướng đến đầu tư các dự án phát triển bất động sản. Thị trường bán lẻ BĐS cũng như đầu tư nhỏ không khuyến khích các nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài. Luận điểm cơ bản của sự định hướng này là đầu tư nước ngoài cần được hướng đến để mở rộng thị trường, tăng cường thu hút lao động chứ không hướng đến việc kinh doanh mua đi

bán lại.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 41)