Hoàn thiện môi trường đầu tư BĐS đối với lĩnh vực tài chính

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 98)

Biểu 7: Dự báo FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2006-

3.3.4.Hoàn thiện môi trường đầu tư BĐS đối với lĩnh vực tài chính

Hệ thống ngân hàng tài chính là điểm quan trọng, mấu chốt nhất trong các hoạt động kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn bởi thị trường BĐS có giá trị lớn, tất cả mọi giao dịch đầu tư kinh doanh BĐS đều đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ. Do vậy, nếu như không xây dựng được một thị trường vốn phát triển ổn định và lành mạnh, thì khó có thể làm cho thị trường BĐS phát triển

được. Một số giải pháp đối với ngành Ngân hàng như sau.

 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng;

Hệ thống ngân hàng tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc của thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng môi trường hoạt động tín dụng bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, thông thoáng, với khung pháp lý đồng bộ, minh bạch, phù hợp dần với thông lệ và

chuẩn mực quốc tế.

- Phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tài chính – tiền tệ để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng khả năng huy động vốn dài hạn cho vay các thành phần kinh tế và kinh doanh BĐS, đồng bộ với mức phát triển của thị trường BĐS.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB,…) để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài tài trợ cho kinh doanh nhà ở và đầu tư BĐS khác.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh cơ cấu tín dụng phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế, bố trí khối lượng vốn hợp lý cho vay đối với kinh doanh BĐS, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục cho vay, tăng khả năng thẩm định

và việc giám sát vốn cho vay để đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững hoạt động tín dụng.

- Soạn thảo, trình Chính phủ hoặc ban hành các văn bản theo thẩm quyền về cơ chế tín dụng, thế chấp phù hợp Luật đất đai, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật hợp tác xã mới được ban hành và điều kiện thị trường tài

chính – tiền tệ, BĐS đang phát triển theo hướng chiều sâu.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục cải tiến quy trình và đơn giản hoá thủ tục cho vay để tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho

cả tổ chức tín dụng và khách hàng vay.

- Hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đẩy nhanh việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại làm tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tổ chức việc thống kê, theo dõi, đánh giá thường xuyên về tín dụng đối với kinh doanh BĐS để cảnh báo, chỉ đạo các tổ chức tín dụng về cho vay và xử lý các khó khăn, vướng mắc.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng, cơ chết thế chấp, thủ tục công

chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm các hợp đồng thế chấp.

 Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn từ thị trường trong nước. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức

cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế, mục tiêu tín dụng đề ra từ đầu năm và khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng; đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay. Xem xét và quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vay nợ. Đặc biệt, chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia

tăng.

- Các tổ chức tín dụng phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội

nhập kinh tế.

- Tiến hành rà soát, bổ sung và chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 98)