Hiệu quả của giải pháp

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại ban quản lý dự án lưới điện hà nội (Trang 55 - 58)

II. Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tạ

2.4. Hiệu quả của giải pháp

Nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu sẽ đạt được hiệu quả như sau:

- Góp phần nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ, nhanh đưa lại hiệu quả cho dự án

- Nhà thầu hiểu rõ về gói thầu thì sẽ có hồ sơ dự thầu tốt, sẽ đem lại lợi ích cho BQLDA như: chọn được Nhà thầu tốt nhất, công trình tốt, …

- Phát huy tính sáng tạo của các Nhà thầu,…

3. Nâng cao chất lượng tư vấn

3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp

BQLDA thường thuê các đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán và thoả thuận tuyến, … Vì thế hoạt động của tư vấn mang tính quyết định đến hiệu quả và chất lượng của các dự án mà BQLDA thực hiện.

Nhu cầu xây dựng mới và cải tạo lưới điện ngày càng tăng, khối lượng công việc lớn nhưng các đơn vị tư vấn chuyên ngành không nhiều. Hầu hết các tư vấn nội bộ có đủ năng lực, có nhiều kinh nghiệm song do khối lượng công việc nhiều nên tiến độ và chất lượng chưa được tốt. đối với tư vấn ngoài thì năng lực chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm chậm tiến độ ngay ở khâu xin thoả thuận tuyến (do mối quan hệ với các cơ quan chức năng chưa tốt). Việc giám sat của BQLDA đối với tư vấn được giao cho phòng Kế hoạch với sự tham mưu của phòng Kỹ thuật song chưa thực sự bám sát. Công việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi và xin thoả thuận tuyến được giao hoàn toàn cho tư vấn, BQLDA chỉ ra văn bản xin phép các cấp cơ quan, quản lý tư vấn chưa chặt do vậy có những sản phẩm nộp chậm mà chất lượng không tốt, phải lập đi lập lại. điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các công tác quản lý dự án sau này.

3.2. Nội dung biện pháp

Nhằm nâng cao chất lượng tư vấn cũng như hiệu quả của công tác tổ chức đấu thầu thì trong thời gian tới BQLDA cần phải:

BQLDA nên có trình ý kiến lên các cấp có thẩm quyền về việc: tổ chức đào tạo nâng cao năng lực và sử dụng cán bộ tư vấn hợp lý, đồng bộ; tăng cường trang thiết bị hiện đại cho hệ thống công nghệ khảo sát, giám sát, giám định công trình; ứng dụng các công nghệ phần mềm hiện đại phục vụ cho công tác tư vấn;…

- Đối với các đơn vị tư vấn ngoài

BQLDA nên thường xuyên cập nhật thông tin về năng lực của họ; chỉ tuyển chọn tư vấn dựa trên năng lực thực tế của họ đối với các công trình tương tự đã thực hiện; các đơn vị tư vấn phải có tư cách pháp nhân; chứng chỉ hành nghề theo qui định của Nhà nước,…

- BQLDA gắn trách nhiệm cho tổ chức tư vấn

+ Đề ra yêu cầu, kiểm tra lại kết quả và nghiệm thu những tài liệu khảo sát đủ yêu cầu thiết kế.

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung và khối lượng của toàn bộ tài liệu.

+ Đảm bảo thực hiện theo đúng hợp đồng, cung cấp các tài liệu thiết kế đúng đắn và chịu trách nhiệm bổ sung, sửa chữa hoặc lập lại khi thiết kế chưa được phê duyệt.

+ Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình. Đồng thời, BQLDA phải dành đủ thời gian và chi phí nghiên cứu cho tư vấn. Mặt khác, Ban phải khuyến khích các đơn vị tư vấn hoàn thành đúng tiến độ bằng cách qui định rõ chế độ khen thưởng.

- Nâng cao vai trò của phòng Kế hoạch và phòng Kỹ thuật

BQLDA phải giao nhiệm vụ giám sát tư vấn cho phòng Kế hoạch và phòng Kỹ thuật, các phòng đó phải thường xuyên báo cáo chi tiết về tình hình thực hiện của tư vấn,…

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại ban quản lý dự án lưới điện hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w