Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại ban quản lý dự án lưới điện hà nội (Trang 58 - 67)

II. Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tạ

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- BQLDA phải có mối quan hệ tốt với các đơn vị tư vấn, thường xuyên trao đổi, bàn bạc công việc liên quan đến dự án.

- Thông tin về các đơn vị tư vấn phải được công khai, chính xác và chi tiết.

- Phòng Kế hoạch và phòng giám sát phải thường xuyên báo cáo công tác liên quan về tư vấn cho cấp có thẩm quyền để có thể giải quyết các khó khăn phát sinh.

3.4. Hiệu quả giải pháp

Giải pháp này có thể đem lại cho BQLDA những tác dụng sau:

- Nâng cao chất lượng công trình ngay từ khâu đầu tiên của việc thực hiện dư án, nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu của BQLDA và các khâu tiếp theo trong công tác đấu thầu.

- Tư vấn có thể giúp BQLDA làm các công việc trong dự án, giảm đi khối lượng công việc, nâng cao hiệu quả công việc của các cán bộ làm công tác đấu thầu.

4. Đẩy nhanh tiến độ các công tác xin cấp đất, thoả thuận tuyến, giải phóng mặt bằng và xin đào hè đường.

4.1. Cơ sở lý luận và thực tiến của giải pháp

Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng cần có mặt bằng để thi công. Đặc biệt, đối với những công trình điện với các tính chất kỹ thuật phức tạp, điều kiện thi công khó khăn trên địa bàn Hà Nội thì các vấn đề liên quan đến địa điểm, mặt bằng thi công lại càng quan trọng và đang là vấn đề nổi cộm.

Hiện nay, các dự án do BQLDA thực hiện đều gặp khó khăn trong các công tác trên, làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công công trình, gây thiệt hại không nhỏ cho Công ty và toàn xã hội.

- BQLDA cần có mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng

Trước hết Ban cần phối hợp sâu sát hơn nữa với tư vấn trong công tác thoả thuận tuyến. Ban cần giữ mối quan hệ thường xuyên với các cấp quản lý hành chính trong việc đi xin thoả thuận tuyến, xin phép đào hè đường, xin cấp đất cũng như công tác giẩi phóng mặt bằng.

- Công tác giải phóng mặt bằng

Đặc biệt, trong công tác giải phóng mặt bằng: Cần tuyên truyền cho người dân hiểu được vai trò và lợi ích của dự án, có văn phòng tiếp dân nhằm nhanh chóng giẩi quyết những khó khăn vướng mắc của nhân dân cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện; Giá trị đền bù phải thoả đáng với các thủ tục nhanh chóng nhất. Tăng cường kiểm tra khối lượng đền bù thực tế.

Trong quá trình giải phóng mặt bằng của Ban cần có sự quan tâm đầy đủ về mọi mặt của các cấp chính quyền địa phương, của các Điện lực trong việc thực hiện công tác đền bù. Thực tế cho thấy các Điện lực có mối quan hệ nhất định với các cấp chính quyền địa phương nên họ thực hiện công tác đền bù hiệu quả và tiến độ nhanh hơn.

Trước khi thi công công tình, phòng giải phóng mặt bằng cần cử các cán bộ xem xét khu vực giải toả, cần tìm hiểu các quy hoạch, chính sách phát triển cũng như sự biến động giá cả đất đai ở các địa phương nơi công trình đi qua.

Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cũng như quan tâm đầy đủ đến cuộc sống các cán bộ trong phòng để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

4.3. Điều kiện thực hiện

Giải pháp này để thực hiện tốt cần có các điều kiện sau:

Thứ nhất, về phía Nhà nước cần ban hành định mức đền bù thoả đáng đối với đất đai của người dân sao cho phù hợp với giá thị trường nhất.

Thứ hai, người dân Hà Nội đều có hiểu biết về vai trò và lợi ích của các dự án đồng thời họ ý thức trách nhiệm cao đối với các chủ trương của Nhà nước.

Thứ ba, Lãnh đạo Ban luôn quan tâm và có sự chỉ đạo sát sao đến công việc và đời sống của các cán bộ phòng giải phóng mặt bằng.

4.4. Hiệu quả giải pháp

Khi đẩy nhanh tiến độ các công tác trên thì tiến độ các khâu trong công tác đấu thầu sẽ được đẩy nhanh, làm giảm thiệt hại về mọi mặt cho Công ty và xã hội.

Vì điều kiện thi công trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn như: giải phóng mặt bằng chậm, gây gián đoạn thi công, thủ tục xin đào hè đường rườm rà,… nên các Nhà thầu rất ngại vào thi công nhưng nếu các điều kiện trên được giải quyết thì số Nhà thầu tham gia sẽ đông hơn và từ đó, BQLDA sẽ chọn được Nhà thầu tốt nhất và tiến độ các công trình sẽ nhanh hơn.

II. Kiến nghị với Công ty Điện lực Hà Nội

Vì BQLDA trực thuộc Công ty Điện lực Hà Nội nên mọi chế độ đối với cán bộ thanh viên của BQLDA là do Công ty quyết định. Vì để BQLDA có thể thực hiện tốt hơn công việc được giao thì Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

- Phân cấp thẩm quyền, mở rộng phạm vi quyền hạn cho BQLDA;

- Xây dựng hệ thống lương thưởng, phạt để khuyến khích những người làm tốt công việc, đặc biệt cho các cán bộ làm thêm giờ;

- Tuyển thêm nhân sự cho BQLDA;

- Đào tạo sâu hơn về công tác tổ chức đấu thầu;

- Thông tin về tình hình dự án phải được cập nhật hàng ngày;

- Tăng cường các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác tổ chức đấu thầu.

- Đầu tư và ứng dụng lĩnh vực công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý dự án,

- Xây dựng mạng LAN trong Công ty để các phòng ban có thể trao đổi thông tin nhanh chóng,…

III. Kiến nghị với cơ quan chính quyền và các Điện lực Quận, Huyện

Các cơ quan chính quyền địa phương và Điện lực nơi có công trình đi qua cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho BQLDA hoàn thành tốt việc thực hiện dự án.

Các cơ quan chính quyền cần nhận thức rõ vai trò và những lợi ích vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa bàn nơi công trình đi qua. Do đó, các cơ quan sở tại, chính quyền địa phương cần phải giúp đỡ BQLDA trong việc cung cấp thông tin về quy hoạch trong thời gian dự định xây dựng công trình, các thủ tục giấy tờ phải trình duyệt hay sự biến động giá cả đất đai, đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục tập quán của dân cư ở nơi đó.

Các đơn vị Điện lực cần tham gia cùng BQLDA hơn nữa trong việc quản lý để khi vận hành không xẩy ra bất cứ một trục trặc hay sự cố nào. Trong các đơn vị này cần cử ra những cán bộ giám sát có năng lực chuyên môn cao để cùng với BQLDA tiến hành giám sát nghiệm thu từng hạng mục, công việc và toàn bộ công trình sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo mọi lỗi kỹ thuật hay các sai phạm đều được sửa chữa kịp thời.

Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu ở BQLDA – Công ty Điện lực Hà Nội. Mỗi một giải pháp có thể là nghiên cứu rất cần thiết cho công tác tổ chức đấu thầu tại BQLDA. Tuy nhiên, các nội dung đó cũng chưa thật cụ thể, không tránh khỏi những sai sót song nó đã cho thấy được sự cần thiết và hiệu quả về công tác tổ chức đấu thầu khi có các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

KẾT LUẬN

Tuy mới thành lập nhưng BQLDA đã có những thành tựu đáng kể trong việc quản lý các dự án do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực Hà Nội giao.

Trong quá trình tiến hành thực hiện các dự án, BQLDA đã nhận ra được tầm quan trọng của công tác đấu thầu vì thông qua đấu thầu mà BQLDA có thể tiết kiệm vốn đầu tư cho Công ty và cho xã hội, đảm bảo chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ thi công giúp đưa các dự án vào vận hành sớm hơn yêu cầu.

Nhưng trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu, cũng như bất kỳ một Công ty nào hay một tổ chức nào, do đấu thầu là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ đối với nước ta, các quy chế và thủ tục đấu thầu của Nhà nước còn chồng chéo và rườm rà, BQLDA đã có những hạn chế nhất định. Song điều quan trọng ở đây không phải là đánh giá hạn chế lớn hay nhỏ mà có phát

hiện kịp thời và đề ra các giải pháp để từng bước hoàn thiện công tác đấu thầu.

Luận văn này chỉ nhằm đánh giá, thảo luận một vài vấn đề và đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tại BQLDA. Luận văn có thể có những thiếu sót do trình độ và hạn chế về thời gian nên em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong BQLDA.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo TS. Ngô Kim Thanh và sự chỉ bảo tận tình của các bác, các cô chú và anh chị cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình: Kinh tế và kinh doanh xây dựng - Chủ biên PTS. Lê Công Hoa - Khoa QTKD- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2. Giáo trình: Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật

3. Sách tham khảo: Thực trạng công tác đấu thầu ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý đấu thầu

4. Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu

5. Các kế hoạch tổng thể và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội (2000- 2003)

6. Báo cáo tổng kết công tác từ 2001- 2004 của BQLDA 7. Tạp chí Xây dựng: các số năm 2001- 2004

9. Công văn số 568/CP-CN (ngày 25/5/2002) của Chính Phủ về mở rộng phạm vi ủy quyền quyết định

10. Nghị định 07/2003/NĐ- CB ngày 30/1/2003 của Chính Phủ

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội : BQLDA Đấu thầu : ĐT

Kết quả đấu thầu : KQĐT Hội đồng quản trị : HĐQT Công ty Điện lực Hà Nội : CT ĐLHN Tổng Công ty Điện lực Việt Nam : TCT ĐLVN Giải phóng mặt bằng xây dựng : GPMBXD

MỤC LỤC

I.Kết quả công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án trong

thời gian qua...7

3.1 Chuẩn bị đấu thầu...20

Sơ đồ 2: Trình tự tổ chức đấu thầu...22

...22

3.3. Đánh giá xếp hạng Nhà thầu...25

3.4 Trình duyệt kết quả đấu thầu...26

3.5 Công bố kết quả đấu thầu...26

II. Đánh giá tổng quan công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội...28

I. Phương hướng phát triển của Ban Quản lý dự án trong...43

thời gian tới...43

II. Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án...46

1.2 Nội dung biện pháp...47

1.4. Hiệu quả giải pháp...52

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp...53

2.3.Điều kiện thực hiện giải pháp...55

2.4. Hiệu quả của giải pháp...55

3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp...56

3.2. Nội dung biện pháp...56

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...58

3.4. Hiệu quả giải pháp...58

DANH MỤC BẢNG BIỂU I.Kết quả công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án trong thời gian qua...7

I.Kết quả công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án trong thời gian qua...7

3.1 Chuẩn bị đấu thầu...20

3.1 Chuẩn bị đấu thầu...20

Sơ đồ 2: Trình tự tổ chức đấu thầu...22

Sơ đồ 2: Trình tự tổ chức đấu thầu...22

...22

...22

3.3. Đánh giá xếp hạng Nhà thầu...25

3.3. Đánh giá xếp hạng Nhà thầu...25

3.4 Trình duyệt kết quả đấu thầu...26

3.4 Trình duyệt kết quả đấu thầu...26

3.5 Công bố kết quả đấu thầu...26

3.5 Công bố kết quả đấu thầu...26

II. Đánh giá tổng quan công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội...28

II. Đánh giá tổng quan công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội...28

I. Phương hướng phát triển của Ban Quản lý dự án trong...43

I. Phương hướng phát triển của Ban Quản lý dự án trong...43

thời gian tới...43

thời gian tới...43

II. Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án...46

II. Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án...46

1.2 Nội dung biện pháp...47

1.2 Nội dung biện pháp...47

1.4. Hiệu quả giải pháp...52

1.4. Hiệu quả giải pháp...52

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp...53

2.2. Nội dung biện pháp...53

2.2. Nội dung biện pháp...53

2.3.Điều kiện thực hiện giải pháp...55

2.3.Điều kiện thực hiện giải pháp...55

2.4. Hiệu quả của giải pháp...55

2.4. Hiệu quả của giải pháp...55

3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp...56

3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp...56

3.2. Nội dung biện pháp...56

3.2. Nội dung biện pháp...56

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...58

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...58

3.4. Hiệu quả giải pháp...58

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại ban quản lý dự án lưới điện hà nội (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w