Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty dược phẩm trung ương 1.Doc (Trang 79 - 85)

PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG

3.4.1.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng nhập khẩu

việc tiêu thụ hàng nhập khẩu

Hoạt động quảng cáo xúc tiến có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng nhập khẩu. Giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty và gợi mở nhu cầu sử dụng sản phẩm cho họ. Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm nhập khẩu hiện nay tiêu thụ thông qua các Công ty khác hoặc thông qua việc kê đơn của bác sĩ. Để có thể tiêu thụ tốt hơn lượng hàng nhập khẩu Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 cần có các kế hoạch đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thông qua hội nghị khách hàng, tổ chức đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, mở các quầy hàng bán và giới thiệu sản phẩm.

Quảng cáo xúc tiến là một hoạt động cần thiết giúp cho người tiêu dùng có thêm được các thông tin về sản phẩm mà công ty cung ứng. Hiện nay các sản phẩm của Công ty chủ yếu được quảng cáo trên các tạp chí thuốc và sức khỏe, nhưng mức độ quảng cáo cũng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 còn áp dụng quảng cáo thông qua việc quảng cáo trên các kênh của đài truyền hình, đài phát thanh, …. Đây là những hoạt động cần thiết giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu.

Tổ chức các hội nghị khách hàng cũng là một hình thức quảng cáo tới người tiêu dùng. Đặc biệt ở hình thức quảng cáo này đó là tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là chi phí cho mỗi lần tổ chức khá tốn kém và lượng khách hàng có thể tham gia với số lượng hạn chế. Biện pháp này nên áp dụng đối với những khách hàng là doanh nghiệp lớn, khách hàng thường xuyên, khách hàng có tiềm năng tiêu thụ mạnh. Hiện nay, mỗi năm Công ty mới chỉ tổ chức được 2 cuộc họp hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Trong mỗi cuộc hội nghị, Công ty thường thu được nhiều ý kiến bổ ích đóng góp cho hoạt động kinh doanh và cũng qua đó biết được những yêu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu từ đó cũng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu.

Quảng cáo thông qua việc mở ra các quầy hàng và giới thiệu sản phẩm. Hiện nay người tiêu dùng thường đến các cửa hàng thuốc trong cả nước mua những sản phẩm mà họ có nhu cầu sử dụng vì thế việc có những quầy hàng của riêng Công ty sẽ là nơi có nhiều sản phẩm của Công ty nhất, giúp người tiêu dùng không bị lẫn lộn với sản phẩm của các Công ty khác từ đó tạo cho họ có thêm dấu ấn đối với hàng hóa của Công ty. Hoạt động của các quầy hàng không chỉ bó hẹp trong việc quảng cáo hàng hóa mà còn phải tạo uy tín, thương hiệu thông qua việc hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng. Hiện nay, Công ty đã có tất cả 26 gian hàng trên toàn quốc. Thời gian tới, Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 đang tiếp tục triển khai mở thêm các gian hàng ở các tỉnh khác giúp cho

việc tiêu thụ hàng nhanh hơn, tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Tất cả các biện pháp trên đều có tác dụng giúp nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh và Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 nên dành ra một khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho các hoạt động này.

3.4.2.Đối với nhà nước

3.4.2.1.Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm

Hiện nay, để có thể nhập khẩu hàng về tiêu thụ, các doanh nghiệp Dược phẩm cần phải thông qua rất nhiều khâu. Đầu tiên, khi các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu dược phẩm theo danh mục quản lý của Bộ Y Tế phải lập hồ sơ gửi về Bộ Y Tế bao gồm các nội dung:

1. Đơn xin phép nhập khẩu bao gồm 3 bộ hồ sơ trong đó 1 bộ gửi Tổng cục Hải quan, 1 bộ gửi doanh nghiệp và 1 bộ lưu tại Bộ Y Tế. Bộ gửi Hải quan sẽ được Bộ Y Tế đóng dấu “ BỘ GỬI HẢI QUAN” và gửi trực tiếp đến Tổng cục Hải Quan. Bộ gửi doanh nghiệp sẽ được Bộ Y Tế đóng dấu “ BỘ GỬI DOANH NGHIỆP”, doanh nghiệp được sử dụng bộ hồ sơ này để trình Hải quan cửa khẩu khi nhận hàng.

2. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương cấp, giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu do cơ quan Hải quan cấp ( chỉ nộp lần đầu khi xin nhập khẩu)

3. Tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật kèm theo ( bản gốc) và bản dịch tiếng Việt.

4. Giấy phép lưu hành và các chứng chỉ chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của các nước sản xuất cấp ( Bản sao có công chứng)

Đây là một trong những khó khăn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó làm chậm quá trình tiêu thụ hàng, làm giảm tiến độ

nhập khẩu và còn tạo ra nhiều chi phí liên quan ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 . Đối với các đơn thường xuyên phải nhập về mà mỗi lần nhập phải qua 4 bước làm thủ tục sẽ gây phiền hà cho doanh nghiệp. Theo em Nhà nước nên quy định thêm đối với các đơn hàng tương tự nhau trong cùng khoảng thời gian 1 năm sẽ chỉ cần làm thủ tục 1 lần và phải cam kết đảm bảo chất lượng, đồng thời chịu mức sử phạt rất nặng nếu kiểm tra bất kỳ thời điểm nào có phát hiện ra dấu hiệu bất thường trong lô hàng. Như vậy , Nhà nước cần có thêm các biện pháp giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giúp Công ty một mặt tiết kiệm được thời gian, chi phí mặt khác có thêm điều kiện để quay vòng vốn, nâng cao được hiệu qủa kinh doanh hàng nhập khẩu, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

3.4.2.2. Quản lý chặt chẽ hơn chất lượng thuốc, tránh thuốc giả

Một trong những vấn đề “nóng” của thị trường Dược phẩm Việt Nam là tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Các thuốc giả hiện nay được phát hiện trên thị trường đều do các doanh nghiệp tự tìm. Nhưng việc chống thuốc giả mớ chỉ là phần ngọn, tức là yêu cầu thu hồi, báo cáo sau khi doanh nghiệp đã phát hiện thuốc giả. Việc xử lý sau đó mới chỉ dừng ở mức phạt tiền. Như vậy, vấn đề xử lý thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường hiện nay còn lỏng lẻo. Thuốc giả sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín và doanh số bán hàng của Công ty và tới việc tiêu thụ hàng nhập khẩu. Theo báo cáo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hôm qua 25-4 tại hội nghị ngành dược 2008 với chủ đề "Cân bằng cung cầu, ổn định thị trường" cho biết trong năm 2007, tỉ lệ thuốc giả phát hiện được lên đến 0,17%, tăng mạnh so với năm 2006 và tăng gần gấp đôi so với năm 2005. Qua lấy mẫu ngẫu nhiên, số thuốc không đạt chất lượng cũng lên đến 3,3% số mẫu, cao nhất trong bảy năm qua. Thuốc có nguồn gốc dược liệu không đạt chất lượng chiếm tỉ lệ khá cao, tới 355/3.200 mẫu được kiểm tra không đạt chất lượng. Thuốc nhập khẩu không đạt chất lượng bị đình chỉ lưu hành cũng lên tới 29 lô trong năm 2007. Trong khi đó việc thu hồi thuốc không đạt chất lượng chưa kịp thời, chưa triệt để; hệ thống thanh kiểm tra, giám sát thu hồi thuốc rất

mỏng... Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết thị trường dược phẩm VN sẽ đạt trên 1,3 tỉ USD vào cuối năm 2008, tăng trưởng khoảng 17%/năm, cao hơn nhiều so với đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế. Quí 1-2008, chỉ số giá hàng y tế - dược phẩm đứng thứ 9/10 nhóm hàng trọng yếu, nhưng giá thuốc vẫn có nguy cơ biến động trong thời gian tới. Một số thuốc hiếm, ít người dùng cũng không được nhập khẩu, dẫn đến tình trạng độc quyền, giá cả không kiểm soát được. Trước tình trạng thiếu thuốc điều trị, sinh phẩm tại một số bệnh viện ở Hà Nội và TP.HCM, cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường cho biết đã yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu, dự trữ bắt buộc các mặt hàng này. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện thị trường VN có khoảng 20.000 thuốc đã đăng ký lưu hành. Thuốc sản xuất trong nước bao trùm ở cả 27/27 nhóm dược lý nhưng có rất ít thuốc chuyên khoa, biệt dược như chống độc, huyết thanh miễn dịch, chống ung thư, kháng HIV, chủ yếu các nhà sản xuất trong nước tập trung vào thuốc thông thường, giá trị thấp. Nhà nước và đặc biệt là Bộ Y Tế nên có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn như quản lý chặt các cửa hàng dược bằng hóa đơn, phát hiện hàng không nguồn gốc xuất xứ sẽ yêu cầu hủy ngay. Mặt khác cần kêu gọi sự vào cuộc của chính các doanh nghiệp có thuốc bị làm giả để có nỗ lực thông tin đến người tiêu dùng đồng thời có chính sách giá phù hợp để giảm nguy cơ nhập lậu thuốc do chên h lệch giá quá cao giữa Việt Nam và các nước. Chất lượng dược phẩm luôn là mối lo ngại của toàn xã hội. Bộ Y tế sẽ thực thi những biện pháp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thuốc. Cục Quản lý dược khẳng định: Sẽ phấn đấu bảo đảm 75% lượng thuốc lưu hành trên thị trường được hậu kiểm. Mặt khác, hệ thống bán lẻ bao gồm 41.500 nhà thuốc trên toàn quốc sẽ được xây dựng và hoàn thiện theo tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt (GPP)...

3.4.2.3. Đưa giá thuốc lên trang web, tránh tình trạng giá thuốc tăng quá cao

Áp dụng công nghệ thông tin vào ngành dược là một yếu tố rất quan trọng để giúp cho người dân có thể có thêm được những thông tin về giá thuốc. Cục quản lý dược đã thông báo về các loại giá nhập khẩu, giá dự kiến bán buôn, bán

lẻ thuốc tại Việt Nam. Đưa giá thuốc lên trang web sẽ giúp người dân mua được thuốc với mức giá phù hợp, là một biện pháp hạn chế sự tăng quá đà của thị trường dược phẩm trong thời gian qua. Tuy nhiên, để khai thác tốt hơn nguồn thông tin này, Nhà nước nên cử ra một bộ phận riêng chuyên đi khảo sát giá thuốc trên thị trường và có những biện pháp tuyên truyền rộng rãi hơn tới người dân về trang web này. ( http://www.cimsi.org.vn/CucQuanLyDuoc)

Tóm lại, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu cho Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 và kiến nghị một số giải pháp đối với Nhà nước.

Ở nước ta hiện nay, việc tiêu thụ thuốc từ hàng nhập khẩu là khá lớn, chiếm đến 60% tổng thuốc trên thị trường. Do vậy, nguồn thuốc từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu đáp ứng một phần lớn nhu cầu của thị trường tuy nhiên hoạt động của các Công ty trong nước hiện nay vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn vì thế chưa thực sự hiệu quả. Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu được đặt ra là một vấn đề cấp thiết để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của các Công ty Dược đặc biệt là các Công ty Dược phẩm trong nước.

Trong khuôn khổ đề tài: “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 ”, em đã tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu và đưa ra một số giải pháp kiến nghị chủ quan đối với Công ty. Em hy vọng rằng chuyên đề của em sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo của Công ty.

Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Hường – Trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cùng toàn thể các cô, các chú, các anh, các chị trong Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 đặc biệt là phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu của Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty dược phẩm trung ương 1.Doc (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w