Điều khiển công suất vòng kín CLPC

Một phần của tài liệu công nghệ gsm và quá trình phát triển gsm lên 3g (Trang 70 - 71)

VII. Các giải pháp kỹ thuật trong W-CDMA

b. Điều khiển công suất vòng kín CLPC

Hình 3.10 Cơ chế điều khiển công suất CLPC

TPC (Transmit Power Control): Điều khiển công suất truyền dẫn.

CLPC được sử dụng để điều khiển công suất khi kết nối đã được thiết lập. Mục đích chính là để bù những ảnh hưởng của sự biến đổi nhanh của mức tín hiệu vô tuyến. Do đó chu kỳ điều khiển phải đủ nhanh để phản ứng lại sự thay đổi nhanh của mức tín hiệu vô tuyến.

BS UE

Ước tính cường độ hoa tiêu

P_trx = 1/cường độ hoa tiêu

Hình 3.9 OPLC đường lên

BS UE UE Lệnh TPC Lệnh TPC Quyết định điều khiển công suất Điều chỉnh P_trx của UE theo lệnh TPC Điều chỉnh P_trx của UE theo lệnh TPC Điều chỉnh P_trx của UE theo lệnh TPC Điều chỉnh P_trx của UE theo lệnh TPC

Trong CLPC, BS điều khiển UE tăng hoặc giảm công suất phát. Quyết định tăng hay giảm công suất phụ thuộc vào mức tín hiệu thu SNR tại BS. Khi BS thu tín hiệu từ UE, nó so sánh mức tín hiệu thu với một ngưỡng cho trước. Nếu mức tín hiệu thu được vượt quá mức ngưỡng cho phép, BS sẽ gửi lệnh điều khiển công suất phát TCP tới UE để giảm mức công suất phát của UE. Nếu mức tín hiệu thu được nhỏ hơn mức ngưỡng, BS sẽ gửi lệnh điều khiển đến UE để tăng mức công suất phát.

Các tham số được sử dụng để đánh giá chất lượng công suất thu nhằm thực hiện quyết định điều khiển công suất như: SIR, tỷ lệ lỗi khung FER, tỷ lẹ lỗi bit BER. Cơ chế CLPC là cơ chế điều khiển công suất vòng trong và đó là cơ chế điều khiển công suất nhanh nhất trong hệ thống W-CDMA.

4.2. Chuyển giao

Cũng như điều khiển công suất, chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn cần phải có ở các hệ thống thông tin di động CDMA để tránh hiện tượng “xa - gần” ( hiện tượng mà trong đó một hệ thống nhiều người sử dụng gặp nguy hiểm do sự có mặt của một tín hiệu mạnh). Khi MS tiến sâu vào vùng phủ sóng của ô lân cận mà không được BTS của ô này điều khiển công suất nó sẽ gây nhiễu lớn cho các MS trong ô này. Chuyển giao cứng có thể tránh được điều này nhưng có thể xảy hiện tượng “xa - gần” ở thời gian trễ. Vì thế cùng với điều khiển công suất, các chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn là công cụ quan trọng để giảm nhiễu ở CDMA.

Một phần của tài liệu công nghệ gsm và quá trình phát triển gsm lên 3g (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w