Giải quyết những bất ổn vĩ mô

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 69)

Những khó khăn ấy là do những nguyên nhân trong nƣớc. Tăng trƣởng tín dụng và cung tiền quá cao sau nhiều năm đã khiến cho tổng phƣơng tiện thanh toán M2 vƣợt giá trị GDP danh nghĩa từ sau năm 2006, còn M1 xấp xỉ giá trị GDP danh nghĩa trong năm 2007. Tốc độ tăng trƣởng tiền tệ vƣợt xa tốc độ tăng GDP thực tế trong một thời gian dài khiến lạm phát bùng nổ là điều không thể tránh khỏi.

Những chính sách kiểm soát giá cả, kiểm soát hàng hóa, tài chính mở rộng, tiền tệ mở rộng, và duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nƣớc là những nguyên nhân làm cho cấu trúc sản xuất của nền kinh tế Việt Nam bị méo mó nghiêm trọng, dẫn đến sự bất ổn vĩ mô trong 2008. Thêm nữa, tình trạng cấu trúc méo mó của nền kinh tế Việt Nam hầu nhƣ chƣa đƣợc cải thiện trong những năm vừa qua, đặt ra nguy cơ của các bất ổn vĩ mô quay trở lại trong thời gian tới. Tới hết năm 2008, những nguyên nhân nội tại dẫn đến cấu trúc sản xuất méo mó hầu nhƣ chƣa đƣợc cải thiện. Trong ba quí đầu năm 2008, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn lạm phát. Tuy nhiên, vào cuối năm, NHNN lại bắt đầu khuyến khích mở rộng tín dụng để đối phó với suy giảm kinh tế. Chi tiêu Chính phủ lại gia tăng, trong khi nguồn thu bị sụt giảm. Quá trình cải cách DNNN vẫn tiếp tục đình trệ, ngoại trừ việc SCIC dự định thoái vốn ở hầu hết những doanh nghiệp cổ phần vừa và nhỏ mà SCIC đang nắm giữ cổ phần. Một chút tín hiệu tích cực xuất hiện khi Chính phủ dự định áp dụng cơ chế thị trƣờng để hình thành giá cho các lĩnh vực xăng dầu, điện, than, nƣớc sạch, và giao thông công cộng.

Chính sách tiền tệ trong năm 2008 chậm trễ, thiếu linh hoạt, và thiếu nhất quán trong phản ứng. Những lúng túng đầu năm trong việc lựa chọn giữa mục tiêu bình ổn giá cả với thúc đẩy tăng trƣởng và ổn định tỷ giá khiến cho các hành động chính sách trở nên bất nhất. Điều này một mặt làm cho việc kiềm chế lạm phát không đạt hiệu quả, mặt khác gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Vào cuối năm, các công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ lại quá cứng và thắt chặt quá mức, cùng với sự cộng hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đã khiến cho nền kinh tế càng thêm khó khăn. Các công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ xa rời và không có vai trò dẫn dắt thị trƣờng.

Sự can thiệp của Nhà nƣớc vào nền kinh tế vẫn còn nhiều. Số lƣợng các mặt hàng thuộc diện kiểm soát giá, diện cấm và hạn chế kinh doanh, và kinh doanh có điều kiện vẫn còn rất lớn. Cơ chế kiểm soát các loại mặt hàng này hầu nhƣ không có nhiều thay đổi. Những chính sách can thiệp này dẫn đến tổn thất kinh tế, lãng phí tài nguyên, và kìm hãm các lực lƣợng kinh tế phát

triển. Nhà nƣớc cũng liên tục tăng thu để đáp nhu cầu chi tiêu của mình, nhƣng mặc dù thế, thâm hụt ngân sách vẫn liên tục mở rộng. Sự chi tiêu lớn của Nhà nƣớc, kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng và khối DNNN hầu nhƣ không thuyên giảm đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng tăng trƣởng nóng, kinh tế vĩ mô bất ổn định, dù cho tỷ lệ tăng trƣởng không phải là cao so với các nƣớc trong khu vực với cùng mức phát triển trƣớc đây.

Để có thể tránh rơi vào khủng hoảng trong trƣớc mắt cũng nhƣ đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững trong dài hạn, Việt Nam nên rà soát loại bỏ các chính sách cản trở sự phát triển của thị trƣờng, theo đuổi chính sách tài khóa thận trọng và cắt giảm chi tiêu ngân sách, theo đuổi chính sách tiền tệ trung tính, và tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc.

Tuy nhiên dù bị suy yếu nhiều sau hai năm (2007-2008) chống chọi với suy giảm tăng trƣởng và bất ổn vĩ mô nghiêm trọng, nền kinh tế nƣớc ta vẫn tỏ ra có một năng lực chống đỡ kỳ lạ trƣớc tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu tầm cỡ “trăm năm có một”. Dƣới tác động mạnh của khủng hoảng, quá trình suy giảm tăng trƣởng không kéo dài và không quá nghiêm trọng, sự phục hồi tốc độ đến nhanh, chỉ trong quý I GDP đã chạm đáy ngay từ trƣớc khi các gói kích cầu đƣợc triển khai trên thực tế.

Từ đó, chúng tôi nhận thấy 2 vấn đề:

Thứ nhất, tính chính xác của các dự báo và đánh giá mức độ tác động khủng hoảng đến

nền kinh tế nƣớc ta và mức độ trầm trọng của tình hình đƣa ra cuối năm 2008, đầu năm 2009 “nặng” và bi quan hơn so với thực tế.

Thứ hai, vai trò đích thực của gói kích cầu đã đƣợc triển khai rất quan trọng nhƣng

không lớn đến mức nhƣ dự tính. Trong giai đoạn vừa qua, để nền kinh tế khôi phục lại tăng trƣởng, “gói giải cứu” đóng vai trò chính; còn các gói kích cầu đúng nghĩa chƣa phát huy tác dụng bao nhiêu. Nền kinh tế hầu nhƣ tự động khôi phục tăng trƣởng sau khi thoát khỏi điểm “tắc nghẽn” chỉ với một số tiền vừa phải tung ra (cơ bản chƣa phải là tiền kích cầu).

Qua việc phân tích trên, chúng tôi nhận thấy những bất ổn vĩ mô của nền kinh tế chính là ”căn bệnh” sâu xa khiến cho nền kinh tế Việt Nam bị tác động trầm trọng hơn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nền tảng không vững thì bi truyền nhiễm tác động suy thoái là điều hiển nhiên. Từ đó, chúng tôi nhấn mạnh rằng bài học quý giá ở đây để đối phó với cuộc khủng hoảng tốt hơn, mà xa hơn là trong tƣơng lai, chính là chúng ta phải gỡ bỏ những bất ổn nội tại kinh tế mà đặc biệt là lạm phát do hậu quả sử dụng thiếu hiệu quả chính sách tiền tệ của chính phủ. Chính việc sử dụng chính sách tiền tệ sai lầm, thiếu linh hoạt chính là nguyên nhân chính gây ra lạm phát, lạm phát, mất cân đối cán cân thanh toán, đồng nội tệ bị mất giá bất cứ khi nào, làm cho nền kinh tế suy yếu, khó có thể chống đỡ khủng hoảng.

5.2 Bài hc 2 - Căn bnh mô hình tăng trưởng da trên xut khu – thu hút vn nước ngoài

5.2.1 Chuyển đổi mô hình tăng trƣởng xuất khẩu sang chú trọng thị trƣờng nội địa

Với đặc điểm của một nền kinh tế có độ mở cao, cùng với đặc điểm của một nền kinh tế mang nặng tính chất gia công, tỷ trọng giá trị gia tăng thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm, nên chịu tác động rất lớn của thị trƣờng thế giới. Tuy nền kinh tế nƣớc ta không chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính toàn cầu; hệ thống tài chính - tín dụng giữ đƣợc ổn định, nhƣng sự tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc vẫn chịu ảnh hƣởng bởi mức độ phục hồi của thị trƣờng thế giới. Do nền kinh tế phát triển lệch, thiên về xuất khẩu nên thị trƣờng nội địa bị sao nhãng. Khi xuất khẩu khó khăn, thị trƣờng nội địa không đóng đƣợc vai trò là “phao” đỡ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong thời gian xuất khẩu gặp khó khăn, các doanh nghiệp lại cùng đẩy mạnh phát triển thị trƣờng nội địa, trong khi doanh thu nội địa cũng giảm do sức mua của ngƣời tiêu dùng kém, thu nhập thực tế giảm, thất nghiệp tăng; xu hƣớng tiêu dùng hàng giá rẻ tăng nhanh và, hàng nƣớc ngoài giá rẻ có điều kiện thuận lợi tràn vào, gây sức ép cạnh tranh lớn đối với hàng nội địa.

Thông qua phân tích tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam, chúng tôi nhận thấy tác động qua hai con đƣờng chính xuất khẩu và đầu tƣ. Và đặc biệt thay, đây cũng chính là 2 tác nhân chính trong mô hình tăng trƣởng của Việt Nam kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Cuộc khủng hoảng lần này đã bọc lộ bản chất kém bền vững, yếu ớt của mô hình này do phụ thuộc quá nhiều vào thế giới thông qua xuất khẩu và FDI, nó cho thấy chiến lƣợc hƣớng mạnh ra xuất khẩu một cách quá mức có thể đƣa tới những khó khăn nghiêm trọng một khi thị trƣờng ngoài nƣớc chao đảo, do đó chúng ta cần cơ cấu lại thị trƣờng theo hƣớng cân bằng hơn giữa thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc, nhất là ở các nền kinh tế có dung lƣợng thị trƣờng nội địa lớn nhƣ Việt Nam. Nền kinh tế của nƣớc ta có độ mở rất lớn đồng nghĩa với việc nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng thế giới, trong khi sự biến động của thị trƣờng này hết sức phức tạp và khó lƣờng. Nếu thị trƣờng nội địa với trên 80 triệu dân không đƣợc khai thác, cạnh tranh để chiếm lĩnh, chúng ta sẽ mất chiếc “phao an toàn” khi nền kinh tế toàn cầu gặp rủi ro. Điều cần nhấn mạnh là sân nhà mà chúng ta bỏ qua lại chính là một lợi thế thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Do đó, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng điều chỉnh chiến lƣợc thị trƣờng theo hƣớng khai thác mạnh mẽ nhu cầu trong nƣớc trong tƣơng lai. Với gần 90 triệu dân, thị trƣờng nội địa là đáng kể. Cần khắc phục tâm lý coi trọng xuất khẩu, xem nhẹ sản phẩm và tiêu dùng hàng nội

địa. Bài học từ chuộc khủng hoảng toàn cầu lần này cho thấy những "thị trƣờng mới nổi" nào phục hồi nhanh đều khai thác có hiệu quả thị trƣờng nội địa của họ. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để có thể chuyển hƣớng nhanh từ thị trƣờng xuất khẩu sang thị trƣờng nội địa là tỷ trọng nội địa hóa cao trong cơ cấu giá trị hàng hóa đƣợc sản xuất ở nƣớc đó. Với tính chất của một nền kinh tế có tỷ trọng nội địa hóa hàng hóa sản xuất trong nƣớc thấp, thì khó có thể khai thác có hiệu quả thị trƣờng nội địa. Thực tế cho thấy, khi Chính phủ ban hành Quyết định số 497/QÐ- TTg về hỗ trợ tín dụng cho khu vực nông thôn đã vấp ngay trở ngại về "hàng nội địa", nên hiệu quả rất thấp.

Vì vậy, Nhà nƣớc nên xây dựng chƣơng trình khuyến khích phát triển thị trƣờng nội địa, ƣu tiên cho một số ngành có tiềm năng lớn về đầu ra nội địa, và ngành sử dụng nhiều lao động, thí dụ nhƣ dệt may, da giày, thủ công nghiệp. Ngân sách nhà nƣớc nên dành ngân khoản đặc biệt cho chƣơng trình này nhƣ là một khoản kích cầu đặc thù. Đây có thể coi là một giải pháp đòn bẩy tài chính trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Cần phát triển, khuyến khích phát triển một cách cân đối giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp FDI, tránh việc “sính ngoại” mà quên mất thị trƣờng trong nƣớc.Do đó, chúng ta cần khuyến khích ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam là đúng đắn, nhƣng để chủ trƣơng này mang lại kết quả cao, cần tổ chức lại nền sản xuất, xây dựng thƣơng hiệu Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nƣớc. Chính sách và giải pháp kinh tế hiện nay cần định hƣớng cho các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng thị trƣờng nội địa và gắn vấn đề này với việc hỗ trợ tín dụng trung hạn, dài hạn cho các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

5.2.2 Cơ cấu lại xuất khẩu

Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tạo chuyển biến cơ cấu kinh tế đất nƣớc, nhƣng vốn là nền kinh tế nông nghiệp, và công nghiệp gia công, lắp ráp là chủ yếu, tuy giá trị xuất khẩu chiếm đến gần 80% GDP, nhƣng đầu vào của hàng xuất khẩu của ta phần lớn là nguyên vật liệu nhập khẩu, nên giá trị ròng của xuất khẩu rất thấp. Ngay nhƣ gạo, cà phê, hạt điều mà Việt Nam đã chiếm vị trí xuất khẩu thứ hai, thứ ba thế giới, thì chi phí sản xuất gồm xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu nhập khẩu v.v.. cũng chiếm tỷ lệ rất lớn. Phần giá trị ròng ngoại tệ thu lại không lớn. Nhƣ vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chƣa xây dựng đƣợc các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu. Do đó, chúng ta cần có những nỗ lực rất mạnh mẽ để nâng tầm cạnh tranh công nghiệp thông qua tăng cƣờng giá trị gia tăng công

nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang những ngành hàng sử dụng công nghệ cao, tăng cƣờng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ trung – cao.

5.3 Bài hc 3 - Bài hc t gói kích cu các nước - mt bước đi mi trong tư duy

Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua, chúng tôi nhận thấy căn bản chính phủ các nƣớc đã hoàn thành tốt các gọi kích cầu để kích thích nền kinh tế phát triển, vƣợt qua giai đoạn suy thoái. Tuy mỗi nƣớc tùy từng hoàn cảnh khác nhau, mứ độ bị tác động trầm trọng khác nhau nhƣng tất cả đều có một điểm chung đó là hính phủ các nƣớc đã tiến hành các biện pháp một cách mạnh mẽ, dứt khoát, kịp thời hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản chỉ dừng lại ở đây. Ngụ ý từ các gói kích cầu của họ dƣờng nhƣ đã thay đổi lý thuyết truyền thống trong kinh tế vĩ mô, tiến lên một bƣớc mới trong việc kích thích nền kinh tế chống khủng hoảng. Vậy quan điểm sâu xa đó là gì? Trƣớc tiên chúng ta hãy cùng phân tích lại các biện pháp chống suy thoái ở các nƣớc tiên tiến nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nƣớc có điều kiện kinh tế giống nhƣ Thái Lan, Indonexia...

5.3.1 Các biện pháp chống suy thoái ở một số nƣớc

Ngày 17-2-2009, Tổng thống Mỹ đã ký Luật tái đầu tƣ và phục hồi Mỹ (ARRA) với tổng trị giá 787 tỷ USD, bằng 6% GDP của nƣớc Mỹ. Mục tiêu của gói kích thích kinh tế thứ 2 này là nhằm tạo 3,5 triệu việc làm, giảm nhẹ tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng đối với ngƣời thu nhập thấp; kích thích đầu tƣ và tiêu dùng để phục hồi tăng trƣởng kinh tế trong 2 năm tới. 65% giá trị của gói kích thích này là đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và 35% là giảm thuế. Nhƣ vậy, cho đến nay, tổng trị giá gói kích thích kinh tế của Mỹ qua các đợt đã lên đến 2.250 tỷ USD.

Các nƣớc EU cũng triển khai các gói kích thích kinh tế lớn để đối phó với khủng hoảng. EU khuyến nghị các nƣớc thành viên cam kết không giảm ngân sách, thực hiện sớm kích cầu thông qua giảm thuế, tăng cho vay ngắn hạn, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, giảm chi phí hành chính và tăng cƣờng đổi mới công nghệ. Là một trong những nền kinh tế đầu tàu của EU, tháng 12-2008, Đức chi các gói cứu trợ kinh tế đầu tiên với 31 tỷ USD, gói thứ hai 50 tỷ USD đƣợc Hạ viện thông qua ngày 13-2-2009, tập trung vào xây dựng trƣờng học, đầu tƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, internet băng thông rộng, xây dựng, khai thác các nguồn năng lƣợng sạch.

Ngay từ đầu khủng hoảng, Chính phủ Pháp liên tiếp đã đƣa ra những biện pháp đối nội và đối ngoại để để đối phó với khủng hoảng. Dành 26 tỷ ơ-rô để đầu tƣ vào 1.000 dự án ƣu tiên trong các lĩnh vực: kết cấu hạ tầng đƣờng bộ và đƣờng sắt; xây dựng nhà ở xã hội; quốc phòng và an sinh; giáo dục bậc cao và nghiên cứu; bảo tồn bảo tàng. Ngoài biện pháp hỗ trợ bán ô tô

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 69)