Xét về mặt đúng đối tƣợng

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 63 - 64)

Có thể thấy là trong gói kích cầu lần này, chính phủ nhắm vào ba đối tƣợng chủ yếu là đầu tƣ (kích cho doanh nghiệp), xây dựng cơ sở hạ tầng và chi cho tiêu dùng. Các chính sách chủ yếu mà chính phủ đã dùng là hỗ trợ lãi suất 4%, thuế và chi ngân sách.

Đầu tiên chúng tôi xin phân tích đối tƣợng nhận đƣợc ít sự quan tâm nhất của chính phủ trong gói kích cầu lần này – chi cho tiêu dùng. Chính phủ kích vào tiêu dùng qua 2 cách: thứ nhất là gói chi cho an sinh xã hội 7.200 tỷ đồng, thứ hai là gói hỗ trợ thuế kích thích tiêu dùng. Mức chi trực tiếp cho an sinh xã hội 7.200 tỷ đồng nhƣ vậy là quá ít, bởi thực tế số tiền ít ỏi này đã dàn trải ra thành quá nhiều: mua dự trữ gạo trị giá 1.300 tỉ đồng, xăng dầu trị giá 1.500 tỉ đồng, số còn lại chi hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, hỗ trợ thay thế xe công nông, xe ba bánh, khắc phục thiên tai... Với sự dàn trải nhƣ vậy có thể nói là gói chi cho an sinh xã hội là không thành công. Đối với gói kích thích tiêu dùng thông qua gói hỗ trợ thuế: thì phần đầu cũng đã thu nhận đƣợc những hiệu ứng tích cực. Sức mua hàng hóa dịch vụ bắt đầu tăng trở lại trong 4 tháng đầu năm 2009. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội trong 4 tháng đầu năm đạt 360.358 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nếu không tính yếu tố giá cả, mức tăng này là 7,4%. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận rằng, mức tăng nhƣ thế vẫn còn chƣa cao, chỉ ngang bằng với mức tăng trong

giai đoạn 1997 - 1999, giai đoạn Việt Nam cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính trong khu vực. Tổng cầu tăng thấp, ít nhiều ý kiến cho rằng cần phải thực hiện các biện pháp kích cầu, đặc biệt là kích cầu tiêu dùng, một cách mạnh mẽ hơn nữa.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng: đây là lĩnh vực tạo ra đƣợc những phản ứng tích cực nhất cho nền kinh tế (tăng cầu, có thêm nhiều việc làm mới, góp phần ổn định kinh tế trong dài hạn…) nếu nhƣ đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế lại chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao do những hạn chế về nguồn vốn (phát hành trái phiếu không thành công).

Đối tƣợng nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm đặc biệt từ chính phủ trong gói kích cầu lần này là bộ phận doanh nghiệp trong nền kinh tế. Có thể nói là chính phủ đã chi rất “mạnh tay” vào bộ phận này. Bằng chứng là trong số 8 giải pháp kích cầu thì đã có đến 4 giải pháp tập trung vào doanh nghiệp với số tiền rót vào là không nhỏ (khoảng 80.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, vẫn còn mặt phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc với các doanh nghiệp tƣ nhân, giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị.

Như vậy, đánh giá về mặt đối tƣợng áp dụng của chính sách kích cầu lần này, chính phủ

dƣờng nhƣ ƣu tiên hơn cho khu vực doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có thâm dụng lao động nhiều. Với mục tiêu đề ra là bảo vệ doanh nghiệp, giữ vững sản xuất, ổn định việc làm. Mục tiêu nhƣ vậy là có thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại xuất hiện những mặt tồn tại nhƣ: có sự ƣu tiên hơn cho những doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp xuất khẩu, mà không quan tâm đến năng lực thực sự của những doanh nghiệp đó nhƣ thế nào. Một số doanh nghiệp lợi dụng sự hỗ trợ của chính phủ để hoạt động sai mục đích… Có thể nói gói kích cầu lần này mang sứ mệnh “giải cứu” hơn là kích cầu nền kinh tế. Theo chúng tôi thì việc chính phủ tập trung mọi nguồn lực để cứu những doanh nghiệp nhƣ thế là không hợp lý, có thể đạt đƣợc những mục tiêu tức thời trong ngắn hạn nhƣng lại phải giải quyết những hậu quả khác trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 63 - 64)