MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
3.1.2 Hệ thống pháp luật của Mỹ.
Khi nhập khẩu hàng Dệt May vào Hoa Kỳ các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hệ thống pháp luật cũng như chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ
3.1.2.1 Quy định về thuế quan
Muốn nhập khẩu vào thị trường Mỹ trước hết các doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong đó các doanh nghiệp cần biết trình tự đánh thuế của Hoa Kỳ.
- Danh mục điều hoà thuế quan.
Trong biểu thuế nhập khẩu vào Mỹ sẽ được tính theo 1 trong 3 phương pháp sau.
+ Thuế suất trị giá: là thuế suất tính theo tỷ lệ % giá trị hang hoá nhập khẩu.
+ Thuế suất đặc tính. Là một loại thuế cụ thể đánh vào một hang hoá cụ thể.
+ Thuế suất phối hợp là mức thuế suất áp dụng cho cả hai phương pháp tính thuế trên.
- Áp mã thuế nhập khẩu.Luật pháp Hoa kỳ cho chủ hàng được chủ động xếp ngạch thuế cho các mặt hàng nhập và nộp thuế theo kê khai.
- Định giá tính thuế hàng nhập khẩu . Nguyên tắc chung là đánh thuế theo giá giao dịch, những giá giao dịch không phải là giá theo hoá đơn mà là giá cộng thêm các chi phí khác, như tiền đóng gói…..
3.1.2.2 Những quy định về hạn ngạch nhập khẩu và Visa.
- Quy định về hạn ngạch nhập khẩu. nói chung Mỹ không có giới hạn về hạn ngạch nhập khẩu trừ khi trong hiệp định hàng Dệt May có quy định về hạn ngạch. Nhưng luật pháp hoa kỳ cho phép chính phủ đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành chính đối với các hàng Dệt May . Có hai loại hạn ngạch đó là hạn ngạch tuyệt đối và hạn nghạch tính theo thuế suất.
+ Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch hạn chế về số lượng.
+ Hạn ngạch tính theo thuế suất áp dụng cho một số lượng hàng nhập khẩu được áp dụng cho một số hàng hoá có thuế suất thấp trong một thời gian nhất định.
- Quy định về Visa. Hàng Dệt May cần có Visa mới được vào Mỹ. Một Visa hàng dệt là dấu xác nhận trên một hoá đơn hoặc một giấy phép nhập khẩu do chính phủ nước ngoài cấp. Visa này dùng để kiểm soát hàng nhập khẩu vào Mỹ hoạc ngăn chặn hang lậu vào Mỹ.
3.1.2.3 Quy định về xuất xứ hang Dệt May.
Hàng Dệt May nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về tờ khai xuất sứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với lô hàng xuất vào Mỹ. Quốc gia cuối cùng nơi mà lô hàng Dệt May được xuất khẩu vào Hoa Kỳ không nhất thiết là nới xuất sứ hàng
của một lãnh thổ hay quốc gia nhất định là nới duy nhất mà sản phẩm đó được trồng, chế biến hay chế biến toân bộ.
3.1.2.4 Luật bảo vệ NgườI tiêu dùng.
- Nghĩa vụ của người sản xuất và người bán. Người sản xuất, người bán hang có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm cho khách hàng gồm phẩm chất, đặc tính, giá cả…..Đối với các sản phẩm Dệt May khi xuất vào Mỹ, phải chú ý tới các quy định về luật bảo vệ nhẵn mác như: Luật xác định sản phẩm sợi dệt, Luật xác định sản phẩm sợi len…..Đặc biệt nhà sản xuất và người bán phải tuân thủ quy định của pháp luật về vấn đề bào hành hàng hoá.
- Quyền lợi khách hàng.
Quyền “ không chấp nhận” sản phẩm của khách hàng .Khách hàng có quyền không chấp nhận hàng nếu khi mua phát hiện ra rằng hàng hoá đó phát hiện gia hàng có lỗi.
Quyền huỷ bỏ sau khi đã nhận hàng . Khi khách nhận hàng và sau đó phát hiện gia sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu mong muốn như trong hợp đồng mua sản phẩm thì khách hàng có quyền huỷ bỏ quyền nhận hàng và yêu cầu bồi hoàn các chi phí.
3.1.2.5 Nhăn hiệu thương mại ở Mỹ.
Trên thực tế, nếu ta tôn trọng luật pháp của Việt Nam mà khi kinh doanh ở Mỹ vẫn dữ như khi kinh doanh ở Việt Nam thì sẽ không có gì khác biệt. Chỉ khác một chút là một lúc nào đấy có người đòi sử dụng nhẵn hiệu của mình và mình phải ra cơ quan có thẩm quyền chứng minh đó là sản phẩm của mình.
Về việc đăng ký, vì là người nước ngoài, ta buộc phải có người đại diện là công dân Mỹ chứ mình không thể tự đi đăng ký được.
Về tên thương mại thì nó là tên của cơ sở kinh doanh. Cho đến nay chỉ có thể đăng ký bảo hộ cho tên thương mại tại tiểu bang.
3.1.2.6 Quy định về chống bán phá giá, trợ giá và biện pháp chống trợ giá trong thị trương Hoa Kỳ.
Bán phá giá là việc hàng hoá nhập khẩu được bán với giá thấp hơn mức giá công bằng, gây ảnh hưởng đến ngành nghề đó tại Mỹ.
Việc xác định bán phá giá được tính trên cơ sở so sánh mức gia bán tại Mỹ với mức giá của sản phẩm tương tự tại thị trường trong nước hoặc một nước thứ 3.
3.1.2.7 Tiêu chuẩn về chách nhiệm xã hội.
Thị trường Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ phải có trách nhiệm xã hội bằng cách cùng họ thực hiện các nguyên tắc đạo đức hoặc các tiêu chuẩn về chách nhiệm xã hội.
Mỹ lấy hai bộ tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP làm thước đo cho việc các doanh nghiệp thực hiện chách nhiệm xã hội.