Xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giớ

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

III. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚ

2. Xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giớ

Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị thế nào. Tuy nhiên, không một quốc gia nào,dù là cường quốc kinh tế lại mở cửa hoàn toàn nền kinh tế. Mỗi quốc gia ít nhiều đều có nhu cầu bảo hộ một số ngành sản xuất nhất định. Bảo hộ vẫn được coi là chính sách cần thiết của các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm hạn chế sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hoá nhập khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, nhằm hợp tác và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, các quốc gia cũng nhận thấy bảo hộ là cần thiết song bảo hộ phải hợp lý, phải đảm bảo được lợi ích của tất cả các quốc gia.

Các quốc gia trên thế giới đều sử dụng công cụ thuế quan như là công cụ bảo hộ hợp lý bởi sự minh bạch và dễ dự đoán, tuy nhiên mức thuế quan đang ngày càng được cắt giảm cùng với việc tăng dần mức độ ràng buộc thuế. Trong khi đó các biện pháp phi thuế quan thì có xu hướng được thuế quan hoá. Các quốc gia cũng tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế quan mới tinh vi hơn như các rào cản về kỹ thuật, môi trường , lao động…

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn khủng hoảng khá nghiêm trọng, các quốc gia trên thế giới đều e ngại sự gia tăng của các rào cản gây cản trở sự phát triển của thương mại toàn cầu. Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng thế giới, từ tháng 10/2008 đến 2/2009 các thành viên của G20 (chiếm tới 85% thương mại toàn cầu ) đã sử dụng tới 41 biện pháp bảo hộ được áp dụng, đi ngược lại cam kết quốc tế. Trong khi đó, có hơn chục quốc gia trên thế giới đang gia tăng ngân sách dành cho cơ

chế hỗ trợ xuất khẩu. Argentina áp đặt chế độ cấp phép nhập khẩu đối với một số sản phẩm như phụ tùng ô-tô, dệt may và đồ điện tử. Nước này cũng giảm 5% thuế xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp. Trung Quốc cũng giảm thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu dành cho 3.770 mặt hàng. Ủy ban châu Âu đã thông báo sẽ lập lại trợ cấp đối với xuất khẩu bơ, pho mát và sữa bột. Hàn Quốc tăng thuế hải quan từ 1% tới 3% đối với xăng dầu nhập khẩu. Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Thụy Điển, Đức, Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD cho ngành công nghiệp sản xuất ô-tô của mình.

Qua những con số thống kê trên, dễ nhận thấy bảo hộ có xu hướng gia tăng đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đang diễn ra hiện nay. WTO cho rằng thương mại quốc tế đang gặp phải rào cản lớn từ trợ cấp, bảo lãnh nhà nước hoặc thuế hải quan do mỗi nước dựng lên nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Do vậy, WTO đang đẩy mạnh kết thúc vòng đàm phán Doha nhằm giảm bớt các rào cản đang gây cản trở thương mại quốc tế đồng thời giúp các quốc gia hợp tác với nhau thoát khỏi cuộc khủng hoảng và bài học lịch sử 1929.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w