Chủ động tìm hiểu những quy định về việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mạ

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)

II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

2.1 Chủ động tìm hiểu những quy định về việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mạ

hiệu quả của các biện pháp này. Cần phải nhận thấy rằng, việc sử dụng các biện pháp bảo hộ sao cho có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan vĩ mô mà còn của chính doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích của chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp cần phải được chú trọng nhằm làm cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn, toàn diện hơn bản chất của vấn đề, mục đích của việc áp dụng các công cụ bảo hộ này trên cơ sở đó có thể định hướng phát triển doanh nghiệp mình và ngành sản xuất của mình một cách phù hợp nhất để tận dụng được nhiều cơ hội và thuận lợi nhất khi các biện pháp bảo hộ được thực hiện. Công tác nâng cao nhận thức này có thể được tiến hành thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm hay các khoá học ngắn hạn về bảo hộ có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp để giúp họ thấy được lợi ích của mình, từ đó hướng dẫn họ làm quen với các yêu cầu, điều kiện khi áp dụng các biện pháp bảo hộ này.

Bên cạnh đó cũng cần giúp các doanh nghiệp nhận thức được vai trò của các hiệp hội ngành hàng để từ đó các doanh nghiệp tự nguyện tham gia nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp. Các hiệp hội ngành hàng chính là đại diện cho doanh nghiệp, nói lên tiếng nói cho doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua đó, cơ quan nhà nước có thể đưa ra các biện pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại và tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Chỉ khi có những hiểu biết đúng đắn về các công cụ bảo hộ, các doanh nghiệp mới biết tận dụng và sử dụng có hiệu quả nhằm đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp và góp phần phát triển đất nước.

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

2.1 Chủ động tìm hiểu những quy định về việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại bảo hộ thương mại

Một điều thường gặp ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đó chính là chưa chủ động tìm hiểu những quy định về việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, đặc biệt là các biện pháp bảo hộ mới như là tự vệ thương mại, thuế chống bán phá giá hay thuế chống trợ cấp trong khi tình hình thương mại quốc tế luôn biến động không ngừng, rất khó dự đoán. Do vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức về bảo hộ thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đối phó và tự bảo vệ mình trước những quy định bảo hộ của nước nhập khẩu khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam rất lơ là trong công tác tìm hiểu các vấn đề về bảo hộ thương mại. Vì vậy, khi gặp phải các hành động bảo hộ của các nhà nhập khẩu nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thường lúng túng, thậm chí là né tránh mà điều này thì có thể dẫn đến các tác động xấu hơn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi gặp phải khó khăn thì thường trông chờ vào các biện pháp bảo hộ của Nhà nước (ví dụ về ngành thép khi đang đệ trình lên Nhà nước đòi áp dụng bảo hộ cho ngành này trước nguy cơ cạnh tranh cao của thép nhập khẩu rẻ từ các quốc gia khác như Trung Quốc, các quốc gia ASEAN...) Điều này thực tế làm cho các biện pháp bảo hộ thương mại không những không hiệu quả mà còn làm suy giảm khả năng cạnh tranh của ngành. Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rằng bên cạnh sự giúp đỡ của Nhà nước và của các hiệp hội thì các doanh nghiệp cũng cần phải tự động chuẩn bị cho mình các kiến thức về bảo hộ thương mại như chính sách về bảo hộ của nhà nước ta cũng như các quy định về bảo hộ trên thế giới mà cụ thể là của WTO, cũng như tình hình và kinh nghiệm áp dụng bảo hộ của các quốc gia đi trước. Việc tìm hiểu và tiếp thu tốt các nội dung và định hướng cơ bản trong các quy định về bảo hộ và của WTO sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao chuẩn mực và chất lượng hoạt động của mình. Đồng thời, trên cơ sở có hiểu biết sâu rộng về vấn đề bảo hộ, các doanh nghiệp có thể chủ động yêu cầu Nhà nước sử dụng các biện pháp bảo hộ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nói riêng và

đảm bảo sự phát triển của quốc gia nói chung.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w