II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
1. Giải pháp về phía Nhà nước
1.1 Hoàn thiện khung pháp lý về bảo hộ thương mại
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết sẽ hoàn thiện khung pháp lý, cải cách chính sách nhằm hướng tới một khung chuẩn chung, thống nhất theo quy định của WTO. Theo đó về yêu cầu minh bạch hoá, Việt Nam cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, uỷ ban Thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến người dân. Thời hạn cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày và cam kết công khai các văn bản trên. Trong quá trình thực hiện cam kết và hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư trong nước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về bảo hộ thương mại như đã được đề cập tại chương hai. Việc không ngừng cho ra đời và hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm thực thi cam kết của mình với WTO đã giúp Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, phát triển sản xuất trong nước bởi môi trường đầu tư được rõ ràng, minh bạch hoá, sẽ giúp các nhà đầu tư có chiến lược đầu tư lâu dài. Do vậy hoàn thiện khung pháp lý đặc biệt là trong quá trình hội nhập là một việc làm hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua hệ thống luật pháp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đã có những thay đổi tích cực hướng tới mục tiêu hoàn thiện và ngày càng tương thích với luật pháp quốc tế. Khi vừa trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định về bảo hộ thương mại như hiệp định TBT, hiệp định về nông nghiệp, hiệp định SPS...đồng thời cũng ban
hành các nghị định hướng dẫn thi hành hay các văn bản luật có liên quan như Luật thương mại (sửa đổi 2005), Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2005), Luật hải quan...
Về hệ thống văn bản pháp lý, có thể nói chúng ta đã có một nền tảng khá vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh đó chính là nội dung của một số văn bản vẫn còn khá chồng chéo, chưa đồng bộ. Nhiều văn bản đã ra đời từ rất lâu như văn bản về điều chỉnh vấn đề tự vệ thương mại ở Việt Nam là pháp lệnh và nghị định về tự vệ hay pháp lệnh và nghị định về chống bán phá giá, chống trợ cấp, đã bộc lộ một số hạn chế như những quy định về việc áp dụng hay khung thời gian là bao nhiêu và thủ tục ra sao trong trường hợp các quốc gia khác áp dụng các biện pháp tự vệ thiếu căn cứ hoặc trái với nguyên tắc đã được nêu trong hiệp định song phương của quốc gia đó với Việt Nam. Quy định về cấp phép nhập khẩu tỏ ra không hiệu quả trong thời gian thực thi, gây ách tắc và khó khăn cho doanh nghiệp. Việc bộc lộ một số hạn chế trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có thể là cơ sở để các quốc gia có hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có thể dựa vào để phản bác bởi những quy định lỏng lẻo hay không rõ ràng có thể phát sinh những tranh lý về học lý và thực tiễn áp dụng. Rõ ràng, với tư cách thành viên chính thức của WTO hiện nay, Việt Nam rất cần cải thiện dần dần hệ thống luật pháp liên quan đến các biện pháp bảo hộ nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp luật, thể chế vừa nhất quán, vừa phù hợp với các quy định về bảo hộ của WTO, vừa cụ thể hoá cho sát với thực tiễn đồng thời không làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh. Để có thể thực hiện tốt công tác hoàn thiện các công cụ pháp lý về bảo hộ, rất cần phải có sự theo dõi sát sao quá trình thực thi pháp luật để nhanh chóng phát hiện ra những điểm bất cập để có hướng giải quyết kịp thời. Trong quá trình soạn thảo bất cứ một văn bản luật nào liên quan đến bảo hộ thương mại, các nhà lập pháp Việt Nam cũng cần phải lưu ý đảm bảo các quy định đưa ra phải
thống nhất hoàn toàn với các quy định của WTO.
1.2 Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác cho các doanh nghiệp về sự thay đổi của các chính sách liên quan đến vấn đề áp dụng các về sự thay đổi của các chính sách liên quan đến vấn đề áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại
Đây được coi là một yêu cầu rất quan trọng mà chính phủ cần quan tâm khi có những thay đổi trong chính sách của mình. Bởi nếu không kịp thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp khi chính phủ ban hành các văn bản pháp luật mới sẽ khiến cho việc thực thi các chính sách bị chậm trễ, không hiệu quả. Thêm nữa, các yếu tố về pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không được cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác có thể khiến các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tình hình thế giới luôn biến động không ngừng, rất khó dự đoán, đòi hỏi Nhà nước luôn phải đề ra những chính sách thích hợp với từng giai đoạn, nhưng điều đó vẫn chưa đủ nếu như những chính sách đó chưa được cung cấp đến cho doanh nghiệp - những người chịu tác động lớn nhất của những biến động thị trường. Do vậy, khi ban hành các chính sách mới, đặc biệt là các chính sách về bảo hộ thương mại, Chính phủ cần nhanh chóng cung cấp thông tin đến cho doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi chính sách có hiệu quả, đồng thời có thể nhận được những khuyến nghị của doanh nghiệp để sửa đổi các chính sách đã ban hành sao cho phù hợp và đem lại lợi ích lớn nhất.
Hiện nay khi tham gia vào sân chơi WTO, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội nhưng cũng đang đứng trước rất nhiều thách thức buộc chúng ta phải không ngừng thích nghi và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Các chính sách về bảo hộ sẽ không ngừng được sửa đổi phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký. Để cho các chính sách này có những tác động hiệu quả đối với nền kinh tế đòi hỏi chính phủ phải kịp thời cung cấp thông tin về những sửa đổi để doanh nghiệp có thể tiếp cận và thực thi nhanh chóng. Có như vậy
mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại.
1.3 Nâng cao hiệu quả quản lý, thi hành các chính sách về bảo hộ thương mại của các cục quản lý, bộ ngành có liên quan. thương mại của các cục quản lý, bộ ngành có liên quan.
Cùng với việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến bảo hộ thương mại thật hợp lý thì cũng cần chú ý nâng cao hiệu quả quản lý, thi hành các chính sách về bảo hộ thương mại của cục quản lý, bộ ngành có liên quan. Có như vậy, các chính sách về bảo hộ mới thực sự đạt được hiệu quả. Nếu như chúng ta chỉ quan tâm đề ra các chính sách mà không chú ý đến quá trình thực thi các chính sách sẽ khiến cho các chính sách này xa rời thực tế, không thực sự là công cụ bảo vệ hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Các cục quản lý, bộ ngành có liên quan đến quá trình áp dụng các chính sách bảo hộ thương mại chính là mắt xích quan trọng giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Một khi mắt xích này hoạt động tích cực, hiệu quả sẽ góp phần tạo mối liên kết giữa Nhà nước và doanh nghiệp, nhanh chóng cung cấp chính sách, quy định mới nhất của Nhà nước cho các doanh nghiệp, đồng thời phản ánh nguyện vọng của doanh nghiệp nhằm giúp chính phủ đưa ra các biện pháp bảo hộ kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng không nên “ỷ lại” vào sự giúp đỡ của các cục, bộ ngành mà cần tích cực giúp đỡ các bộ ngành có những kết luận sớm, chính xác về tình hình của doanh nghiệp, của thị trường nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp.
Các bộ ngành cần nhận thức được vai trò của mình và phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý của mình thông qua các chính sách như đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực, cải cách bộ máy hoạt động....Có như vậy mới giúp cho các chính sách của Nhà nước thật sự có hiệu quả, gắn với thực tế, còn các doanh nghiệp thì nhận được sự hỗ trợ về thông tin cũng như các hỗ trợ khác từ cơ quan quản lý ngành.
1.4 Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về bảo hộ thương mại
cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hộ thương mại. Điều này đòi hỏi trong tương lai chính phủ cần phải tích cực và nỗ lực hơn nữa trong việc bồi dưỡng, đào tạo, trau dồi kiến thức về bảo hộ thương mại cho đông đảo các cán bộ quản lý thuộc các bộ ban ngành bởi những lợi ích mà bảo hộ thương mại đem lại cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng. Nội dung của các khoá đào tạo có thể liên quan đến những vấn đề như các biện pháp bảo hộ kiểu mới, kinh nghiệm về áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại của các nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ. Việc đào tạo nâng cao năng lực về các biện pháp bảo hộ cho đội ngũ cán bộ làm công tác này là hết sức cần thiết và cấp bách, góp phần nâng cao năng lực và hình thành một đội ngũ chuyên môn hoá trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp thương mại, đồng thời tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ của các bộ, ngành trong việc thi hành các quy định pháp luật liên quan. Yêu cầu này càng thật sự trở nên cấp thiết hơn khi Việt Nam đã thực sự trở thành thành viên của WTO, đã thực sự bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng hơn và kéo theo đó là khả năng phải đối mặt với luồng hàng nhập khẩu ồ ạt từ bên ngoài tràn vào.
1.5 Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại biện pháp bảo hộ thương mại
Có thể thấy tầm quan trọng của các biện pháp bảo hộ thương mại đối với các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tận dụng vũ khí bảo hộ này sao cho có hiệu quả, đem lại lợi ích lớn nhất cho mình. Nhiều doanh nghiệp ỷ vào các biện pháp bảo hộ mà không chịu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Do vậy khi các hàng rào bảo hộ được dỡ bỏ thì các doanh nghiệp này dần suy giảm, thậm chí đi đến phá sản. Đấy chính là do các doanh nghiệp đã chưa có
những nhận thức đúng đắn về các biện pháp bảo hộ thương mại, làm giảm hiệu quả của các biện pháp này. Cần phải nhận thấy rằng, việc sử dụng các biện pháp bảo hộ sao cho có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan vĩ mô mà còn của chính doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích của chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp cần phải được chú trọng nhằm làm cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn, toàn diện hơn bản chất của vấn đề, mục đích của việc áp dụng các công cụ bảo hộ này trên cơ sở đó có thể định hướng phát triển doanh nghiệp mình và ngành sản xuất của mình một cách phù hợp nhất để tận dụng được nhiều cơ hội và thuận lợi nhất khi các biện pháp bảo hộ được thực hiện. Công tác nâng cao nhận thức này có thể được tiến hành thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm hay các khoá học ngắn hạn về bảo hộ có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp để giúp họ thấy được lợi ích của mình, từ đó hướng dẫn họ làm quen với các yêu cầu, điều kiện khi áp dụng các biện pháp bảo hộ này.
Bên cạnh đó cũng cần giúp các doanh nghiệp nhận thức được vai trò của các hiệp hội ngành hàng để từ đó các doanh nghiệp tự nguyện tham gia nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp. Các hiệp hội ngành hàng chính là đại diện cho doanh nghiệp, nói lên tiếng nói cho doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua đó, cơ quan nhà nước có thể đưa ra các biện pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại và tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Chỉ khi có những hiểu biết đúng đắn về các công cụ bảo hộ, các doanh nghiệp mới biết tận dụng và sử dụng có hiệu quả nhằm đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp và góp phần phát triển đất nước.