0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Về khả năng chiếm lĩnh thị trờng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRẠNH MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 26 -30 )

Đối với thị trờng trong nớc

Việt Nam với số dân hơn 80 triệu ngời là một thị trờng đầy tiềm năng cho tiêu thụ các loại hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng. Trong tơng lai, khi đời sống của tầng lớp dân c ngày càng đợc cải thiện, thì nhu cầu sử dụng hàng dệt may sẽ ngày càng tăng. Tuy vậy, theo thống kê cha đầy đủ sản xuất của ngành năm 1999 mới đạt 314,7 triệu m2 vải lụa thành phẩm, tức là bình quân tiêu dùng mỗi ngời chỉ đạt cha đầy 5m2 mỗi năm.

Thực ra, mức sử dụng hàng dệt may theo bình quân đầu ngời (cho các nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt và sản xuất công nghiệp) của nớc ta là hơn thế nhiều. Song một điều để giải thích là, bù lại sự thiếu hụt của sản xuất trong nớc, một số lợng vải đợc nhập khẩu bằng nhiều con đờng khác nhau trong đó có nhiều loại trong nớc cha sản xuất đợc

Một thực tế phũ phàng là, mặc dù sản lợng vải do ta sản xuất còn ít mới đạt bình quân 5m2 / ngời/ năm và 50% công suất thiết kế song vải của ta bán vẫn chậm, một số DN tồn kho vẫn cao và kinh doanh thua lỗ. Riêng năm 2000 trong số 6 DN thua lỗ của tổng Công ty dệt may Việt Nam có đến 4 DN dệt với số lỗ là 10 tỷ đồng.

Khả năng cạnh tranh kém của hàng dệt may Việt Nam tại thị trờng nội địa còn đợc thể hiện ở chỗ, nếu so sánh với hàng nhập khẩu đặc biệt là của Trung Quốc thì hàng của họ rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn hàng của ta.

Có một số ngời cho rằng sở dĩ hàng cuả các nớc đợc nhập vào ta với giá rẻ là do họ có chính sách mậu dịch biên giới. Song, có lẽ không phải nh vậy. Phải chăng, điều cốt yếu là họ đã biết sản xuất và đa vào thị trờng nớc ta các loại hàng hóa phù hợp với mức sống còn cha cao của đại đa số ngời dân ở nông thôn (giá rẻ và chất lợng trung bình, không cần dùng lâu bền, dễ thay đổi ). Còn hàng dệt… may của ta, một số khá lớn không bán đợc ở thị trờng thành phố vì lỗi mốt hoặc chất lợng không cao nhng lại không bán đợc ở nông thôn vì giá quá đắt.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tợng trên là hầu hết các loại chi phí cho một đơn vị sản phẩm của ta đều cao hơn so với các nớc trong khu vực. Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nớc ASEAN. Một điều dễ nhận thấy là có sự chênh lệch lớn về kỹ năng lao động giữa các DN quốc doanh và DN ngoài quốc doanh (khu vực trong nớc).

Ngay trong các DN quốc doanh, kết quả của các cuộc thi thợ giỏi không phản ánh đúng thực chất trình độ của ngời lao động ngành dệt may bởi lẽ, những ngời có năng suất cao, chất lợng tốt nh thế không nhiều và chỉ tập trung ở khu vực quốc doanh. Đa phần là trình độ không cao, kỹ năng không hoàn hảo nên năng suất lao động thấp (kể cả khu vực dệt và khu vực may).

Các chi phí về nguyên liệu (bông xơ, hóa chất, thuốc nhuộm ) đều cao do… thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu nên mức tiêu hao lớn đồng thời còn do hệ thống cung cấp đầu vào không đợc kiểm soát chặt chẽ (cả về số lợng và chất lợng). Ngoài ra, cơ cấu vốn không hợp lý, lãi suất ngân hàng cùng với mức thuế động viên vào ngân sách quá lớn đã không khuyến khích sản xuất, làm cho các chi phí gián tiếp tăng cao. Đã có rất nhiều DN do bí các nguồn vốn chung và dài hạn đã phải dùng các nguồn vay ngắn hạn để đầu t, lãi suất cao, thời gian vay ngắn đã làm ảnh hởng không nhỏ đến quá trình sản xuất.

Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản nhất làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trờng nội địa. Một nguyên nhân nữa cần phân tích ở đây là khả năng sáng tạo mẫu mốt của ta kém. Một sản phẩm sau khi đợc đa ra trên thị trờng lại đợc duy trì khá lâu trên thị trờng trong một thời gian khá dài. Chỉ khi nào thấy ngời tiêu dùng đã chán sản phẩm đó DN mới thôi không sản xuất nữa. Điều này có tác hại rất lớn, mặc dầu khi DN phát hiện ra sự đi xuống trong kỳ sống của sản phẩm và dừng lại không sản xuất nữa thì trên thị tr- ờng vẫn tồn đọng một khối lợng sản phẩm cha tiêu thụ đợc. Khác với chúng ta, các DN nớc ngoài biêt kết thúc sản xuất ngay từ khi sản phẩm đang ở đỉnh cao ở

chu kỳ sống và đa ra ngay sản phẩm mới khác. Với cách làm này, nhu cầu của ng- ời tiêu dùng nh ta thờng nói vẫn đang trong trạng thái “thèm thuồng” (do sản phẩm cũ đã thôi đợc sản xuất thì lại đợc mời chào bằng các sản phẩm mới khác đẹp hơn. Đây là một kinh nghiệm đáng để cho các nhà sản xuất nghiên cứu học tập.

Đối với thị trờng xuất khẩu

- ở các thị trờng có hạn ngạch nhập khẩu, tiêu biểu là thị trờng EU.

Đây là thị trờng đợc đánh giá là Việt Nam có nhiều lợi thế nhất trong số các thị trờng hạn ngạch. Mặc dầu ta đã thu đợc một số kết quả bớc đầu khi thâm nhập vào thị trờng này do đợc hởng một số u đãi nh số lợng hạn ngạch ngày càng tăng, mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn, đợc phép sử dụng hạn ngạch d thừa của các nớc ASEAN Nh… ng thực ra, những u đãi đó cha làm tăng nhiều khả năng cạnh tranh so với các nớc khác ở thị trờng này cụ thể là.

+ Số lợng hạn ngạch Việt Nam đợc hởng còn rất thấp so với nhiều nớc chỉ bằng 5% của Trung Quốc và 10-20% của các nớc ASEAN.

+ Số mặt hàng bị hạn chế bằng hạn ngạch lớn hơn hẳn so với các nớc khác của Việt Nam là 28 nhóm trong khi đó của Thái Lan là 20 nhóm cón Singapo là 8 nhóm.

Ngoài ra, khả năng kém cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn đợc thể hiện ở một số khía cạnh sau:

+ Do mới xâm nhập vào thị trờng nay nên ta ít có khách hàng trực tiếp. Mặc dầu có hạn ngạch nhng hầu hết DN Việt Nam phải xuất khẩu thông qua nớc thứ ba vào thị trờng EU. Những lô hàng này theo quy định của EU không đợc hởng các u đãi thuế quan. Chính do hạn chế đó mà nhiều DN do không ký đợc hợp đồng đã bỏ “khê” hạn ngạch.

+ Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào EU chủ yếu tập trung ở một số sản phẩm truyền thống dễ làm nh áo jacket, áo sơ mi, quần âu Các sản phẩm yêu… cầu kỹ thuật cao thì còn ít DN Việt Nam thực hiện đợc. Chính vì vậy, mặc dù số l- ợng hạn ngạch bị hạn chế nhng vẫn còn nhiều mặt hàng bị bỏ trống do không có DN tham gia.

+ Trớc hết là thị trờng Mỹ, Việt Nam đã có đợc một số thuận lợi nhất định trong việc xuất khẩu vào thị trờng Mỹ do hiệp định thơng mại song phơng đã đợc hai nớc phê chuẩn.

Thị trờng Mỹ thờng a nhập khẩu hàng dệt may theo hình thức FOB. Trong khi đó các DN Việt Nam lại thiếu về phơng thức gia công nên khả năng thâm nhập vào thị trờng Mỹ còn khó khăn. Thêm nữa, thị trờng Mỹ có những quy định ngặt nghèo về chất lợng sản phẩm, nguyên vật liệu và lao động đẫ càng tạo thêm… các khó khăn cho DN Việt Nam khi bớc chân vào thị trờng này

+ Tại thị trờng Nhật Bản, hàng dệt may Việt Nam tuy đang vào Nhật Bản có xu hớng tăng nhanh trong những năm vừa qua. Song gần đây, để hạn chế mức gia tăng nay các DN Nhật Bản đang đề nghị Chính phủ Nhật Bản áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Nếu đề nghị này đợc chấp nhận thì đây lại là một yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trờng Nhật Bản trong tơng lai.

+ ở thị trờng SNG và Đông Âu đâu đợc coi là thị trờng truyền thống trớc kia của hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng. Thị trờng này đợc đánh giá là khá dễ tính song những năm gần đây đã thay đổi thị hiếu và yêu cầu về chất lợng đã đợc nâng dần. ở những thị trờng này, tuy Việt Nam cha thiết lập đợc các bạn hàng lớn song nhờ mạng lới bán lẻ rộng khắp (chủ yếu do ngời Việt Nam ở nớc ngoài thiết lập) nên hàng dệt may của Việt Nam đợc tiêu thụ khá nhiều. Thời gian gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy mạng lới bán lẻ này do nhiều nguyên nhân đã chuyển sang tiêu thụ hàng hoá cho các nớc của một số quốc gia khác nh Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ mà một trong các nguyên nhân là… hàng hoá của những nớc này rẻ hơn, mẫu mã phong phú hơn.

Một hạn chế nữa cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam là chi phí vận chuyển sang các thị trờng này là khá lớn, do ta ở xa mà giao thông đờng sắt qua Trung Quốc sang Đông Âu cha đợc khai thông điều đó càng làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm khả năng cạnh tranh .

Đó là cha kể một thực tế mà mọi ngời trong ngành đều thấy là các DN dệt may Việt Nam có quá ít thông tin về thị trờng, về các đối tác nớc ngoài mà họ hợp tác sản xuất. Chúng ta đều biết mạng lới thơng vụ của ta hầu nh có mặt ở mọi nơi trên thế giới song những thông tin về thị trờng nói chung và thị trờng về hàng dệt may nói riêng cha đợc họ quan tâm, cung cấp về nớc còn quá ít, kể cả một số thị trờng truyền thống và lớn của Việt Nam. Các DN của Việt Nam lại nghèo, không đủ chi phí để tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc xúc tiến mậu dịch ở nớc

ngoài, hoặc lập các văn phòng đại diện ở nớc ngoài nên thông tin quốc tế càng bị hạn chế. Những thay đổi về mẫu mã, những khuynh hớng thời trang mới, chúng ta hoàn toàn không nắm đợc trớc để chuẩn bị cho sản xuất.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRẠNH MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 26 -30 )

×