Quy định của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và nguồn lợ

Một phần của tài liệu Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản VN trên thị trường Mỹ (Trang 37 - 38)

Dưới đây là quy định của một số luật chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng những biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng và các loài động vật khác có nguy cơ tuyệt chủng.

a. Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972: Được ban hành năm 1972, cấm nhập khẩu động vật biển có vú và các sản phẩm của loài động vật này, trừ một số ít trường hợp đặc biệt như vì mục đích nghiên cứu khoa học. Luật này cũng dành quyền cho Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ cá được đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Năm 1984, luật này sửa đổi yêu cầu từng nước muốn xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kỳ phải cung cấp các chứng từ chứng minh nước đó đã áp dụng chương trình bảo tồn cá heo tương ứng như chương trình của Hoa Kỳ.

b. Luật bảo tồn cá heo quốc tế: Năm 1992 Hoa Kỳ đã ban hành Luật bảo tồn cá heo quốc tế. Luật này uỷ quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết các thoả thuận quốc tế tạm ngừng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ít nhất là 5 năm bắt đầu từ 1/3/1994 do cố ý bao vây cá heo bằng lưới quét trong khi đánh bắt cá ngừ.

c. Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng: Luật này cho phép Bộ Nội vụ Hoa Kỳ được quyền cấm nhập khẩu một số loài hoặc họ động vật được coi là có nguy cơ bị diệt chủng.

d. Luật bảo vệ động vật hoang dã: Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành một số luật về bảo vệ động vật hoang dã trong nhóm luật bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Luật pháp Hoa Kỳ quy định và có những hình phạt cho những ai vi phạm quy định này.

e. Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét: Luật này được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét quy mô lớn ở ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992.

Gần đây, Luật công Hoa Kỳ 101-162 đã cấm nhập khẩu tôm đánh bắt tự nhiên từ các khu vực trên thế giới, nếu việc đánh bắt đó có thể gây nguy hiểm hoặc đe doạ đến loài rùa biển, trừ những nước được chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền đánh bắt tôm của họ sử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển. Các tàu thuyền đánh bắt tôm của Hoa Kỳ cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự.

Một phần của tài liệu Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản VN trên thị trường Mỹ (Trang 37 - 38)