Một số lư uý đối với nhà xuất khẩu

Một phần của tài liệu Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản VN trên thị trường Mỹ (Trang 50 - 54)

- Trong điều kiện như vậy vấn đề nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu là một vấn đề bức bách mặt khác chúng ta chưa thiết lập được thị trường ổn định

3. Một số lư uý đối với nhà xuất khẩu

3.1. Cảnh báo nhập khẩu và tự động giữ hàng

FDA đã áp dụng hình thức “Cảnh báo nhập khẩu” để cung cấp thông tin và cảnh báo cho các nhân viên của mình ở các cửa khẩu về một số loại sản phẩm có nguy cơ gây hại nhằm quản lý chặt chẽ hơn nhập khẩu. Trong một số trường hợp, các sản phẩm bị nêu trong Cảnh báo nhập khẩu có thể tự động bị giữ lại tại cảng đến, và không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ cho đến khi người giao hàng hoặc người nhập khẩu chứng minh là sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của FDA.

Việc tự động giữ hàng tại cảng đến mà không cần giám định hàng thường chỉ căn cứ vào tiền sử trong quá khứ và/hoặc dựa trên các nguồn thông tin khác là sản phẩm có thể gây hại hoặc vi phạm các quy định của FDA. Đôi khi FDA đưa tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ một nước hay một vùng nào đó của một

nước vào hệ thống tự động giữ hàng khi nhận thấy các vi phạm an toàn thực phẩm có tính chất phát triển theo khu vực địa lý. Việc thu giữ tự động theo kiểu này ít khi xảy ra, và chỉ được áp dụng nếu mọi phương cách giải quyết vấn đề đều không mang lại kết quả.

Cảnh báo và tự động giữ hàng đã từng xẩy ra. Cá Kiếm từ tất cả các nước đã bị tự động giữ lại do nhiều lần phát hiện có nồng độ thuỷ ngân cao.

Những thông tin Cảnh báo nhập khẩu có trên trang web của FDA (www.fda.gov). Muốn biết thêm các thông tin và giải đáp các câu hỏi liên quan đến tự động giữ hàng, Cảnh báo nhập khẩu, hoặc các bản tin về chính sách nhập khẩu, đề nghị liên hệ với Division of Import Operation (DIOP) của FDA, HFC-170, 5600 Fisher Lane, Rockville, MD 20857.

3.2. Kiểm nghiệm và cho phép trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường

Luật FDCA và PHSA yêu cầu các nhà sản xuất, đối với một số sản phẩm tiêu dùng nhất định, trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường phải chứng minh là đáp ứng các yêu cầu của luật pháp về an toàn, hiệu quả, và có nhãn phù hợp. Các chất đưa vào chế biến thực phẩm phải "được coi là an toàn", "được thừa nhận" hoặc được phê duyệt phù hợp các quy định của FDA, dựa trên các số liệu khoa học. Mẫu các chất phẩm mầu phải được kiểm nghiểm và chứng nhận tại các phòng thí nghiệm của FDA. Dư lượng các hóa chất trừ sâu trong thực phẩm không được vượt quá tỷ lệ an toàn theo quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và theo sự quản lý của FDA. Các yêu cầu kiểm tra trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường này, là dựa trên các dữ liệu khoa học do các nhà sản xuất cung cấp và được các nhà khoa học của Chính phủ Hoa Kỳ xem xét và chấp thuận.

Có thể có hàng thực phẩm nhập khẩu nào đó vi phạm các quy định theo luật pháp Hoa Kỳ lọt được vào thị trường không qua kiểm tra của FDA (Trong thực tế FDA chỉ kiểm tra xác suất chứ không kiểm tra toàn bộ lô hàng). Điều này không có nghĩa là lô hàng đó trở thành hợp pháp theo luật Hoa Kỳ. Việc đưa một lô hàng thực phẩm vi phạm các quy định của luật pháp vào lưu thông tại Hoa Kỳ có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. FDA định kỳ kiểm tra các cơ sở sản xuất, phân phối và các mặt hàng thực phẩm đang lưu thông phân phối giữa các bang, để đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật FDCA. Người vi phạm các quy định của Luật FDCA sẽ bị phạt tiền hoặc bị tù. Các sản phẩm bị phát hiện vi phạm sẽ bị thu hồi ngay lập tức hoặc bị tòa án tịch thu.

Việc thu hồi lô hàng vi phạm có thể là tự nguyện, hoặc có thể theo lệnh của FDA. Người kinh doanh có thể tự đề nghị thu hồi sản phẩm bằng cách liên hệ với văn phòng FDA gần nhất. Các hướng dẫn về trách nhiệm của người sản xuất và các thủ tục đối với việc thu hồi hàng hóa có thể xem trong điều luật 21 CFR7. Tuy nhiên, người vi phạm tự nguyện thu hồi sản phẩm không có nghĩa là được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó.

Tịch thu hàng là một hành vi của tòa án dân sự để đưa hàng đó ra khỏi lưu thông phân phối. Nếu hàng bị tịch thu, người kinh doanh có thể (1) từ bỏ hàng để tòa án tuỳ ý giải quyết; (2) khiếu kiện việc tịch thu của chính phủ (tức là khởi kiện một vụ án); hoặc (3) yêu cầu được phép sửa chữa, tái chế hàng để phù hợp với quy định. Hàng hóa bị tịch thu sẽ không được sửa đổi, di chuyển, hoặc sử dụng mà không được phép của tòa án. Đồng thời người kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh do hàng bị tịch thu.

Trên đây là một số ý kiến của em để giảm bớt thách thức đối với hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên đẻ ứng dụng các biện pháp một cách

khéo léo, kịp thời và đồng bộ, để thúc đẩy quá trình này là bài toán khó làm đau đầu các nhà chình sách cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp.

---~~~~~ the end~~~~~~ ---

Tài Liệu tham khảo

1. Giáo trình luật kinh tế_ Viện ĐH Mở HN PGS_TS Nguyễn Như Phát chủ biên

2. Giáo trình Quản trị chiến lược_ĐH kinh tế quốc dân PGS_TS Lê Văn Tâm

3. Giáo trình Quản trị kinh doanh_Viện ĐH Mở HN GS.TS Đỗ Hoàng Toàn_ GS_TS Đỗ Kim Truy

4. Giáo trình Kinh Tế Học Quốc Tế_Viện ĐH Mở HN PGS_TS Nguyễn Như Bình

5. - Trang web trung tâm tin học thủy sản - TrangVasep (hiệp hội thúy sản Việt Nam)

- http://www.investconsultgroup.net/vn/ Ngay 16 thang 10 2008 bài thị trường xuất khẩu cơ hội của các thị truờng nhỏ.

http://www.fistenet.gov.vn/Xuat_nhapkhau/market_export.asp? years=2007&thu1=1&thu2=8

http://www.fistenet.gov.vn/Xuat_nhapkhau/export_by_Item.asp? years=2007&thu1=1&thu2=8

- Trang web cua bộ ngoại giao Việt Nam ngày 6 tháng 11 2008

- Trang diễn đàn khoa học công nghệ và thông tin ngày 17 tháng10 năm 2008 bài xuất khẩu thủy sản sang mỹ tăng trở lại - Theo trang viet nam net xuất khẩu thủy sản tụi lùi ngày 28 tháng 4 2008 - Theo trang vasep ngay 17.11.2008 Xuất khẩu cá tra gặp khó khăn

Một phần của tài liệu Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản VN trên thị trường Mỹ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w