b. Thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam:
3.4.4. Tăng cường hoạt động Marketting để mở rộng thị trường
Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ mới, đòi hỏi các ngân hàng phải có chiến lược marketing mạnh để thu hút khách hàng. Nhìn chung hiện nay công tác marketing của các ngân hàng Việt Nam về các dịch vụ mới chưa được coi trọng và có hiệu quả, các dịch vụ chưa được giới thiệu rộng rãi. Vì vậy, các ngân hàng cần phải đẩy mạnh hoạt động marketing các dịch vụ mới, giúp khách hàng nhận biết rõ lợi ích khi sử dụng những dịch vụ này.
Đối với những dịch vụ cho cá nhân như thẻ thì ngân hàng có thể thực hiện chiến lược marketing đại trà trên các phương tiện thông tin đại chúng… Đối với các dịch vụ dành cho doanh nghiệp thì ngân hàng có thể chọn phương thức tiếp thị trực tiếp, lựa chọn và huấn luyện kiến thức tiếp thị cho những nhân viên thực sự am hiểu về sản phẩm để trực tiếp giới thiệu cho khách hàng.
Ngoài ra, điểm đặc biệt trong chiến lược marketing đối với dịch vụ ngân hàng điện tử là phải xây dựng được một chính sách khách hàng linh hoạt. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu, cải tiến các dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp, ngân hàng Techcombank cũng cần chú trọng đến chất lượng mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo khách hàng luôn được hài lòng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, không chỉ vì chất lượng dịch vụ mà còn vì chất lượng phục vụ.
Hơn nữa, với sự hỗ trợ của công nghệ (core banking), ngân hàng có thể thu thập và lưu trữ thông tin theo từng khách hàng chứ không phải theo từng giao dịch như trước kia. Do đó tạo điều kiện cho các ngân hàng đánh giá khách hàng được tốt hơn, nâng cao quan hệ với khách hàng, từ đó có thể nhanh chóng phát hiện được những cơ hội kinh doanh tìm kiếm những giải pháp phát triển sản phẩm mới hay đổi
mới phương thức phục vụ nhằm cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao với chi phí hợp lý.
Kết luận
Qua phần trình bày trên, có thể thấy rằng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu thế tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, dịch vụ ngân hàng điện tử, ứng dụng công nghệ hiện đại, đã hình thành và phát triển ở một số ngân hàng Việt Nam trong đó có NHTMCP Kỹ Thương.
Trong điều kiện hiện nay, ngân hàng Techcombank đã phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu khách hàng như mobile banking, home banking, internet banking… Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho các khách hàng truyền thống, đồng thời sẽ thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ tiện ích này. Sự kết hợp của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống sẽ giúp các NHTM Việt Nam nói chung cũng như NHTMCP Kỹ Thương nói riêng đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, nhất là trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay.
Vì vậy các ngân hàng Việt Nam nói chung thực sự cần có sự để tâm cho dịch vụ ngân hàng điện tử không chỉ giúp tối đa hóa lợi ích cho khách hàng mà còn nâng cao vị thế của ngân hàng, giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ đó mà tăng thu nhập cho ngân hàng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Dịch vụ ngân hàng hiện đại – NXB Khoa học xã hội, 2008 – PGS, TS Nguyễn Thị Quy
2. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – NXB Thống kê, 2007 – TS Nguyễn Minh Kiều
3. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Commercial Banking) – NXB
Thống Kê, 2008 - Tác giả: Nguyễn Đăng Dờn
4. Giáo trình tín dụng ngân hàng – NXB Thống Kê, 2008 – Tác giả: Phan Thị Cúc
5. Báo cáo thường niên của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam qua các năm từ 2000 đến 20007
6. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 – NXB Phương Đông – Nhiều tác giả
7. Các trang web: www.vneconomy.com.vn www.vnexpress.net www.sbv.gov.vn www.techcombank.com.vn www.tapchiketoan.com www.saga.vn www.vietbao.vn