Các chức danh quản lý của bộ máy quản lý và sự phân công trách nhiệm:

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Trang 42 - 44)

Đại hội cổ đông:

Là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng. Đây là nơi đề ra và thông qua các chính sách mang tính chiến lược lâu dài, quyết định những vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông họp 1 năm 1 lần để quyết định những vấn đề quan trọng như định hướng chiến lược kinh doanh, đề ra mục tiêu phát triển mở rộng, thông qua các báo cáo tài chính, ấn định việc chia lãi cổ phần, bổ sung vốn điều lệ ngân hàng. Đại hội cổ đông sẽ bầu ra hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.

Hội đồng quản trị:

Do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan điều hành cao nhất của ngân hàng. HĐQT đại diện cho các cổ đông để điều hành hoạt động của ngân hàng mà trong đó chức năng quan trọng nhất là xác định cơ cấu tổ chức của ngân hàng, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo trong ngân hàng đồng thời đề ra phương hướng hoạt động, đề ra các chiến lược kinh doanh chỗ mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ.

Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, bên cạnh đó là văn phòng hội đồng quản trị và các ban chức năng. Văn phòng hội đồng quản trị là bộ phận tiếp nhận và truyền tải các quyết định của hội đồng quản trị cũng như thực hiện các cuộc tiếp đón quan trọng.

Ban kiểm soát:

Được đại hội cổ đông bầu chọn với nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của HĐQT nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của HĐQT nói riêng và ngân hàng nói chung tuân thủ các chính sách của nhà nước và các đường lối do Đại hội cổ đông đã thông qua.

Ban giám đốc:

Do HĐQT lập ra trên cơ cở sự phê duyệt về nhân sự của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày cũng như triển khai các kế hoạch do HĐQT đề ra.

Bao gồm tổng giám đốc và các phó giám đốc. Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Các phó giám đốc đảm nhiệm từng lĩnh vực và có trách nhiệm giúp đỡ tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, hội đồng tín dụng và ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có được thành lập nhằm trợ giúp cho ban giám đốc.

Hội đồng tín dụng:

Là một ủy ban do HĐQT lập ra thực hiện chức năng tham mưu cho HĐQT trong việc xem xét các khoản tín dụng lớn, các khoản tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như chính sách của ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALCO)

Được thành lập theo quyết định của HĐQT nhằm tham mưu cho HĐQT và Ban Tổng giám đốc về các chính sách huy động vốn, các chính sách về giá dịch vụ đầu vào, đầu ra của NHTMCP Kỹ Thương cũng như các chính sách về quản lý rủi

ro. Thành phần là các thành viên Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo các phòng, ban chủ chốt trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w