Nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế

Một phần của tài liệu Phát trình trái phiếu quốc tế - Hướng đi mới nhằm huy động vốn & khẳng định uy tín trong lĩnh vực Tài chính (Trang 34)

Trong giai đoạn 2001-2006, ngân sách nhà nước luôn bị bội chi, mặc dù khỏan bội chi này luôn nằm dưới mức 5% mà Quốc Hội đã cho phép nhưng vấn đế ở đây là phải tìm cho ra nguồn thu để bù đắp cho các khỏan thiếu hụt này cũng như thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Thông thường, để bù đắp các khoản bội chi, các quốc gia thường in thêm tiền họăc đi vay trong nước hoặc nước ngoài. Điều này đã tạo nên gánh nặng về nợ nần quốc gia.

Hiện nay, theo cách tính của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Chính phủ VN đang chi tiêu vượt quá mức tiền thu vào tới 6,6% GDP, không phải ở mức 5% như Quốc hội cho phép... Trong hội thảo về bội chi ngân sách do Ủy ban tài chính ngân sách quốc hội tổ chức ngày 5-5, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc chính phủ chi tiêu quá mức là một yếu tố gây lạm phát và cần được cắt giảm. Tốc độ tăng bội chi ngân sách trong 8 năm trở lại đây giữ ở mức cao 17-18%/năm. Năm 2001, chi ngân sách 26,5% GDP, đến nay xấp xỉ 40%, tăng rất cao.

2.2.2.2 Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài

Hạn chế trong sử dụng ODA: Một khi các nước đứng ra viện trợ, họ đều phải tính toán đến những lợi ích mà họ sẽ nhận được từ quốc gia nhận sự hỗ trợ này như:

- Đối với các dự án ODA phải đạt được sự thỏa thuận, đồng ý của nước viện trợ, thông qua hình thức đấu thầu họăc hỗ trợ về chuyên gia, nước viện trợ sẽ gian tiếp tham gia điều hành.

- Với mục đích tăng thêm lợi ích kinh tế của mình, các nước viện trợ sẽ yêu cầu các nước nhận viện trợ từ từ dỡ bỏ các hàng rào thuế quan bảo hộ ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ như Việt Nam mở cửa đối với mặt hàng ôtô của Nhật Bản và Mỹ vào năm 2006, thực hiện cam kết thuế đối với khu vực ASEAN. Ngoài ra các nước nghèo còn phải nhận một khoản ODA dưới hình thức là hàng hóa dịch vụ do các nước viện trợ sản xuất.

- Các khoản chi cho các chuyên gia, cố vấn do các nước viện trợ cử đến trong các dự án ODA thường cao hơn so với việc tự đi thuê các chuyên gia ỏ ngoài khác.

- Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA khi hoàn lại tăng thêm.

- Điều đáng lo ngại nhất là phía tiếp nhận nguồn vốn ODA chưa hiểu rõ được bản chất của nguồn vốn này. Một số nơi coi ODA như “bầu sữa” miễn phí được cho không hoặc nếu phải trả lại thì Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm. Do vậy, việc tham ô, lãng phí trong khi sử dụng nguồn vốn ODA là không thể tránh khỏi. Hàng lọat vụ bê bối liên quan tới việc bê bối như PMU đã khiến cho các nước viện trở không khỏi băn khoăn khi đặt vấn đề cho những dự án ODA tiếp theo.

- Việc giải ngân chậm trễ luôn được đề cập đến trogn thời gian gần đây mà nguyên nhân cụ thể là do sự phức tạp của quy trình và thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ; việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn nhiều hạn chế.

Với các lý do nêu trên thì chúng ta thấy rằng ODA không phải là “thiên đường” cho các quốc gia hay công ty, nhất là nếu sử dụng không hiệu quả còn đưa đến tình trạng nợ nần. Tuy ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn nguồn lực bên trong của mộ quốc gia, chưa kể đến việc nó sẽ bị thu hẹp dần cho đến năm 2010.

Hạn chế trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Mặc dù Việt Nam đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư như sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài nhưng dòng vốn FDI vẫn chủ yếu đến từ các nước châu Á và FDI đầu tư vào các vùng không đồng đều mà chỉ chũ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai do các địa phương này có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, dân cư, cơ sở hạ tầng,

thị trường tiêu thụ và lao động. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đứng thứ hai trong việc thu hút vốn còn nông- lâm-thủy hải sản lại thu hút ít nhất.

Môi trường đâu tư tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: thủ tục hành chính rườm rà, nạn quan liêu tham nhũng lan rộng và các vụ “chạy chức” mới được phát hiện gần đây cũng làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Các văn bản pháp luật, chính sách còn nhiều hạn chế, chồng chéo lẫn nhau, chưa có sự đồng bộ giữa thuế và kế toán. Khi thu hút đầu tư nước ngoài chúng ta ít nhận thấy những mặt trái của vấn đề là các luồng vốn này sẽ kéo theo các khoản vay không nhỏ, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng và chúng ta trở thành “bãi rác công nghiệp” cho các máy móc công nghệ lỗi thời từ các nước khác đem vào.

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Rõ ràng việc huy động vốn bằng con đường phát hành trái phiếu quốc tế tỏ ra có những ưu điểm và cho các doanh nghiệp một hướng đi khác để thỏa mãn nhu cầu về vốn cho tăng trưởng trong lúc thị trường tài chính trong nước đang khó khăn và các nguồn tài trợ từ ngân hàng hay thị trường chứng khoán đều đang bị siết chặt. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát hành trái phiếu quốc tế cũng được. Việc bước ra sân chơi toàn cầu không dành cho những ai thiếu kinh nghiệm hoặc yếu kém trong khâu phát hành cũng như năng lực trả nợ thấp.

Rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là uy tín trên trường quốc tế, hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư chấp nhận mua trái phiếu của họ. Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế sẽ được thực hiện theo hình thức Chính phủ phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị

trường vốn quốc tế và doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành không phải bảo lãnh của Chính phủ.

Do vậy trước mắt lựa chọn duy nhất chính là con đường phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam rồi cho các doanh nghiệp vay lại hoặc chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, vì chỉ có chính phủ đứng ra bảo lãnh thì mới có thể tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu để có thể từ đó về sau tạo đà cho các doanh nghiệp tự mình phát hành. Một số dự án sẽ được vay lại vốn trái phiếu Chính phủ như dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải của Tổng Công ty Hàng hải VN và dự án Thủy điện Xêcamản 3 của Tổng Công ty Sông Đà.

2.3.1 Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005

Sau khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có chỉ thị cho Bộ Tài chính học tập kinh nghiệm của Trung Quốc để xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế. Việt Nam đã mời cả ba công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia.

Tháng 8 năm 2005, Bộ Tài Chính đã trình lên Chính phủ Đề án phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Đến ngày 27/10/2005, sau hơn 10 năm nghiên cứu và chuẩn bị, Việt Nam đã lần đầu tiên chính thức phát hành ra thị trường vốn quốc tế trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York. Theo dự định ban đầu, Việt Nam sẽ phát hành ở mức 500 triệu USD với lãi suất 7,5%/năm nhưng do nhà đầu tư đăng ký kên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam đã quyết định phát hành 750 triệu USD, giá bán 98,223% so với mệnh giá và lãi suất thực là 7,125% và được niêm yết tại thị trường Singapore. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì số lượng các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu quốc tế của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục (225 nhà đầu tư so với 150 nhà đầu tư trong đợt phát hành trái phiếu chính phủ Indonesia vào tháng 10/2005). Các nhà đầu tư mua trái phiếu đều là những nhà đầu tư có uy tín. Trong số các trái phiếu

phát hành, các quỹ đầu tư tài chính nắm 51%, ngân hàng nắm 25%, các công ty bảo hiểm nắm 175 và các tổ chức khác nắm 7% còn lại. Đặc biệt là số trái phiếu này các châu lục bao gồm châu Á nắm giữ 38%, châu Âu nắm giữ 32% và châu Mỹ nắm 30% còn lại.

2.3.2 Thấy gì qua đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005?

Thành công trong lần phát hành trái phiếu lần đầu tiên quả là một tín hiệu vui cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn không ít câu hỏi được đặt ra lúc này:

 Lãi suất thực mà chính phủ Việt Nam phải chi trả cho các nhà đầu tư là 7,125% trong khi lãi suất thực của trái phiếu kho bạc Mỹ chỉ có 4,561%. Điều đó đặt ra một câu hỏi là phải chăng chúng ta phải trả giá cao hơn vì niềm tin của các nhà đầu tư đặt vào Việt Nam thấp hơn?

 Số lượng các nhà đầu tư đăng ký mua lên đến 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần so với giá trị mà chúng ta phát hành nhưng giá bán vẫn thấp hơn mệnh giá, chỉ bằng 98,223% mệnh giá phát hành.

Vẫn xoay quanh vần đề niềm tin, trong số các nhà đầu tư thì các công ty bảo hiểm chỉ nắm 17% trong khi họ chính là những người chuyên kinh doanh rủi ro bên cạnh ngân hàng nắm 25% và các quỹ tài chính nắm 51%.

2.3.3 Việt Nam quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế như thế nào?

Để quản lý hiệu quả nguồn vốn trái phiếu quốc tế, Chinh phủ đã đưa ra một danh mục các văn bản pháp lý qui định quản lý vay, trả nợ, giám sát nợ nước ngoài gồm các nghị định, quyết định hướng dẫn như sau:

- Nghị định 90/1998/NĐ-CP: Quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

- Nghị định 72/1999/NĐ-CP: Quy định về thành lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài.

- Quyết định 135/2005/QĐ-TTg/08.06.2005: Phê duyệt định hướng quản lý nợ nước ngoài đến 2010.

- Nghị định 134/2005/NĐ-CP/01.11.2005: Ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

- Quyết định 231/2006/QĐ-TTg: Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia.

- Quyết định 36/2006/QĐ-BTC/07.07.2006: Ban hành quy chế quản lý và giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005.

2.3.4 Tại sao Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin lại được ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế? ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế?

Theo như quyết định số 36/2006/QĐ-BTC/07.07.2006 thì nguồn vốn trái phiếu được ưu tiên cho các dự án đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển Việt Nam. Vinashin phải sử dụng nguồn vốn này hiệu quả và không dùng nó để giải quyết các hậu quả, thiệt hại do chính Vinashin gây ra.

Ngày 03/11/2005, theo đề án phát hành trái phiếu đã được chính phủ thông qua, Bộ tái chính và Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) đã ký kết một hợp đồng, theo đó Vinashin sẽ được phép vay lại toàn bộ 750 triệu USD có được từ đợt phát hành trái phiếu quốc tế. Lãi suất cho vay lại là 6,875%/năm và tiền lãi sẽ được thanh toán 6 tháng một lần vào các ngày 15 tháng 01 và 15 tháng 07 hằng năm. Thời hạn cho vay lại bằng thời hạn trái phiếu phát hành, nghĩa là sẽ đáo hạn vào năm 2016. Sau đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) và Vinashin cũng đã ký thỏa thuận khung về hợp tác quản lý nguồn vốn này. Bên cạnh đó thì Bộ Tài Chính phải có trách nhiệm giám sát, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng nguồn vốn này.

2.3.5 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin)

TổngCông ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt nam.

 Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hoạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có liên doanh HYUNDAI- VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD; có năng lực vào việc sửa chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT.

 Các đơn vị thành viên VINASHIN nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam.

 Để xúc tiến mở rộng thị trường VINASHIN hiện có cơ quan đại diện ở các nước Đức, Hà lan, Ban lan, Úc, I rắc và Mỹ.

 VINASHIN đã từng đóng cần cẩu nổi 600T, sà lan tự nâng hạ 2000T, tàu hút bùn 1500m3/h xuất khẩu cho I rắc, các tàu vận tải quân sự cho Bộ Quốc Phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ, tàu nghiên cứu biển, tàu dầu 3500T, tàu chở khí hoá lỏng 2500T, tàu hàng khô 6500DWT, ụ nổi 8500T và các tàu tuần tra cho Hải quan ...

 Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VINASHIN đang tích cực đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để khởi công trong 2002 đóng các tàu lớn hơn như tàu hàng 12000DWT, tàu chở dầu sản phẩm 13,500DWT, tàu chở dầu thô 100.000T, tàu Container 1016TEU và tàu hút bùn 1500m3/h.

2.3.6 Vinashin đã sử dụng vốn vay như thế nào?

Số tiền 750 triệu USD được Vinashin phân bổ cho 180 dự án thuộc đề án phát triển giai đoạn 2006-2010 và để án này đã được Chính phũ phê duyệt. 50% số tiền của dự án là để nâng cấp, mở rộng, đầu tư mới các nhà máy đóng và sửa chữa tàu, 30% dành cho các dự án nội địa hóa sản phẩm công nghiệp tàu thủy, 20% còn lại cho các dự án phát triển đội tàu, gồm tàu chở container, tàu hàng rời, tàu hàng tổng hợp, tàu chở dầu thô…

Theo Vinashin đến 30/04/2007, số tiền đã giải ngân cho các dự án là 462 triệu USD, trong đó số tiền đã thu hối từ các nguồn vốn khấu hao cơ bản của các dự án đã đi vào

hoạt động là trên 650 tỷ đồng. Với số tiền này, Vinashin đầu tư vào các dự án đang cần vốn. Riêng số tiền chờ giải ngân cho các dự án khác được giao cho Công ty Tài

Một phần của tài liệu Phát trình trái phiếu quốc tế - Hướng đi mới nhằm huy động vốn & khẳng định uy tín trong lĩnh vực Tài chính (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)