Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài

Một phần của tài liệu Phát trình trái phiếu quốc tế - Hướng đi mới nhằm huy động vốn & khẳng định uy tín trong lĩnh vực Tài chính (Trang 35 - 37)

Hạn chế trong sử dụng ODA: Một khi các nước đứng ra viện trợ, họ đều phải tính toán đến những lợi ích mà họ sẽ nhận được từ quốc gia nhận sự hỗ trợ này như:

- Đối với các dự án ODA phải đạt được sự thỏa thuận, đồng ý của nước viện trợ, thông qua hình thức đấu thầu họăc hỗ trợ về chuyên gia, nước viện trợ sẽ gian tiếp tham gia điều hành.

- Với mục đích tăng thêm lợi ích kinh tế của mình, các nước viện trợ sẽ yêu cầu các nước nhận viện trợ từ từ dỡ bỏ các hàng rào thuế quan bảo hộ ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tài trợ như Việt Nam mở cửa đối với mặt hàng ôtô của Nhật Bản và Mỹ vào năm 2006, thực hiện cam kết thuế đối với khu vực ASEAN. Ngoài ra các nước nghèo còn phải nhận một khoản ODA dưới hình thức là hàng hóa dịch vụ do các nước viện trợ sản xuất.

- Các khoản chi cho các chuyên gia, cố vấn do các nước viện trợ cử đến trong các dự án ODA thường cao hơn so với việc tự đi thuê các chuyên gia ỏ ngoài khác.

- Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA khi hoàn lại tăng thêm.

- Điều đáng lo ngại nhất là phía tiếp nhận nguồn vốn ODA chưa hiểu rõ được bản chất của nguồn vốn này. Một số nơi coi ODA như “bầu sữa” miễn phí được cho không hoặc nếu phải trả lại thì Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm. Do vậy, việc tham ô, lãng phí trong khi sử dụng nguồn vốn ODA là không thể tránh khỏi. Hàng lọat vụ bê bối liên quan tới việc bê bối như PMU đã khiến cho các nước viện trở không khỏi băn khoăn khi đặt vấn đề cho những dự án ODA tiếp theo.

- Việc giải ngân chậm trễ luôn được đề cập đến trogn thời gian gần đây mà nguyên nhân cụ thể là do sự phức tạp của quy trình và thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ; việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn nhiều hạn chế.

Với các lý do nêu trên thì chúng ta thấy rằng ODA không phải là “thiên đường” cho các quốc gia hay công ty, nhất là nếu sử dụng không hiệu quả còn đưa đến tình trạng nợ nần. Tuy ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn nguồn lực bên trong của mộ quốc gia, chưa kể đến việc nó sẽ bị thu hẹp dần cho đến năm 2010.

Hạn chế trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Mặc dù Việt Nam đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư như sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài nhưng dòng vốn FDI vẫn chủ yếu đến từ các nước châu Á và FDI đầu tư vào các vùng không đồng đều mà chỉ chũ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai do các địa phương này có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, dân cư, cơ sở hạ tầng,

thị trường tiêu thụ và lao động. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đứng thứ hai trong việc thu hút vốn còn nông- lâm-thủy hải sản lại thu hút ít nhất.

Môi trường đâu tư tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: thủ tục hành chính rườm rà, nạn quan liêu tham nhũng lan rộng và các vụ “chạy chức” mới được phát hiện gần đây cũng làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư. Các văn bản pháp luật, chính sách còn nhiều hạn chế, chồng chéo lẫn nhau, chưa có sự đồng bộ giữa thuế và kế toán. Khi thu hút đầu tư nước ngoài chúng ta ít nhận thấy những mặt trái của vấn đề là các luồng vốn này sẽ kéo theo các khoản vay không nhỏ, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng và chúng ta trở thành “bãi rác công nghiệp” cho các máy móc công nghệ lỗi thời từ các nước khác đem vào.

Một phần của tài liệu Phát trình trái phiếu quốc tế - Hướng đi mới nhằm huy động vốn & khẳng định uy tín trong lĩnh vực Tài chính (Trang 35 - 37)