Cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên (Trang 55 - 60)

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra:

Để công tác thanh tra, kiểm tra tránh được hai thái cực: Thất thu thuế nhiều vì ít kiểm tra; kiểm tra quá nhiều khiến thị trường bị xáo trộn, DN lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng vì bị giám sát, tốn kém tiền của, thời gian, nhân lực,…Để làm được điều đó thì thanh tra, kiểm tra thuế phải hướng tới chiều sâu. Tập trung vào các DN, các hộ kinh doanh có quy mô tương đối lớn, các đơn vị có số thu lớn, những đơn vị nhiều năm chưa được kiểm tra, các đối tượng ghi giá không đúng thực tế mà qua khảo sát giá liên yết đã có thông tin, và một số DN thuộc lĩnh vực có ưu đãi thuế, lĩnh vực nhạy cảm,…Về hoàn thuế: rà soát các chính sách liên quan đến quy trình

hoàn thuế GTGT, khoanh vùng, phân loại đối tượng hoàn thuế, tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những cơ sở hoàn thuế thuộc lĩnh vực nhạy cảm.

- Quan tâm hơn đến dịch vụ hỗ trợ nguời nộp thuế:

Nhiều chuyên gia kinh tế đã phân tích tổng kết, đánh giá về ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ĐTNT theo hình chóp sau

1- Đại bộ phận là chấp hành nghiêm chỉnh;

3- Là bộ phận nhỏ tìm cách trốn thuế ; 3 2- Là bộ phận nếu không được tuyên truyền, giải thích 2 kịp thời về chính sách thuế dễ dẫn đến vi pham; 1

Để giảm dần những hiện tượng vi phạm về thuế, không chỉ sử dụng các biện pháp thanh tra, kiểm tra mà cần phải coi trọng cả công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, cần đặt công tác này ngang tầm với công tác thanh tra, kiểm tra; để có thể tác động một cách tốt nhất vào nhóm đối tượng thứ 2 trong hình chóp trên, hướng họ đến chấp hành nghiêm chỉnh luật thuế.

Công tác dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế có tác dụng thiết thực đối với ĐTNT, nhằm ngăn ngừa, giảm dần những sai phạm thường mắc phải, việc này cũng tạo thuận lợi cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế được mở rộng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí quản lý trong toàn xã hội: DN không mất quá nhiều thời gian và tiền của cho quá trình tìm hiểu và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan thuế lại càng tiết kiệm được nhiều hơn trong công tác quản lý thu thuế, đồng thời số sai phạm giảm xuống, DN chủ động thực hiện nộp thuế vào NSNN từ đó hạn chế mức thấp nhất các cuộc thanh tra, kiểm tra không cần thiết.

Bên cạch việc tuyên truyền hướng vào ĐTNT cũng cần hướng tới mọi người dân nói chung: nâng cao hiểu biết pháp luật về thuế, và một điều đặc biệt đó là tạo được thói quen sử dụng hóa đơn khi mua hàng.

- Công tác ấn định thuế:

Một trong số những nguyên nhân làm cho hộ kinh doanh không muốn thực hiện hóa đơn là do số thuế ấn định hiện nay còn thấp hơn thực tế kinh doanh. Trong công tác điều tra doanh số cần có phương pháp tiếp cận phù hợp hơn, không thể ấn định theo kiểu cảm quan, chủ yếu nhìn vào quy mô kinh doanh của hộ, mặt khác nhiều cán bộ thuế vẫn thích làm theo lối “hiệp thương” nhằm “dung hòa” mức thuế ấn định mà không căn cứ vào tình hình thực tế, đã vậy thường do đội thuế độc diễn mà không có sự tham gia của tổ Kiểm tra hoặc tổ Kế hoạch nghiệp vụ, cũng như khi duyệt mức thuế ấn định tổ Kế hoạch nghiệp vụ chưa kiểm tra lại việc thực hiện quy trình xác định doanh số của đội thuế, không xem xét lại việc cân đối giữa các địa bàn, các chỉ tiêu được giao và hầu như không thực hiện điều chỉnh dự kiến doanh số của các hộ. Như vậy để công tác ấn định thuế là một giải pháp hỗ trợ cho việc sử dụng hóa đơn, kế hoạch ấn định thuế phải có sự so sánh giữa các chi cục thuế, các địa phương; các tổ, đội phải có sự tham gia, liên kết và việc ấn đinh phải được xây dựng, thực hiện một cách thường xuyên, chủ động, đảm bảo đúng quy trình.

Nhưng công tác ấn định thuế cũng cần phải có sự cân đối và hợp lý nếu không số hộ kinh doanh sẽ giảm nếu số thuế ấn định ngày càng tăng làm lợi nhuận của họ bị giảm sút, đồng thời sức mua và khả năng tiêu dùng chung của xã hội cũng giảm do tỷ lệ huy động ngân sách tăng lên từ đó làm giảm giới hạn sản xuất của nền kinh tế.

- Đẩy mạnh công tác quản lý thuế bằng công cụ tin học:

Trong công cuộc cải cách hành chính thuế, quản lý thuế bằng công cụ tin học được đặt ra như một tất yếu và đây là một bước đột phá lớn của

ngành thuế. Tính đến năm 2005, toàn ngành có hơn 5.500 cán bộ tin học trong đó có hơn 150 cán bộ chuyên tin có khả năng tiếp nhận công nghệ thông tin để triển khai thực hiện thuế có hiệu quả ở các địa phương. Ngành thuế đã thực hiện nối mạng nội bộ ở tất cả 61 tỉnh, thành và hơn 50 chi cục thuế lớn trong cả nước với hơn 4.050 máy tính và hơn 100 máy chủ tạo nên một mạng lưới thông tin thống nhất ở các tỉnh. Các chương trình phần mềm được tổng cục thuế thống nhất triển khai chính xác, an toàn và hiệu quả. Các chương trình quản lý mã số thuế, quản lý thuế, quản lý ấn chỉ hai cấp cục và chi cục…. Để có thể phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại của công tác công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

Thứ nhất: ưu tiên đầu tư và phát triển các hệ thống thông tin phục

vụ chuyên ngành như các chương trình quản lý mã số đối tượng nộp thuế, quản lý hoá đơn, tính thuế, lập bộ và theo dõi nợ đọng, quyết toán thuế.

Thứ hai: ưu tiên cung cấp trang thiết bị cho các địa phương có địa

giới hành chính rộng, có số thu lớn nhằm giảm bớt công việc thủ công, phát triển tin học một cách đồng bộ đến tất cả các địa phương, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất, phát triển chương trình ứng dụng, từng bước phát huy hiệu quả hệ thống mạng máy tính ở từng cục thuế, chi cục thuế.

Thứ ba: cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ tin học, phải tiến

hành đào tạo thường xuyên và chất lượng đào tạo phải đặt lên hàng đầu nên đào tạo theo nhiều trình độ khác nhau như đào tạo các cán bộ theo trình độ cao để có thể quản lý các dự án tin học lớn trong ngành đạo tạo các cán bộ quản lý và triển khai ứng dụng, đạo tạo các cán bộ sử dụng chương trình ứng dụng cho các cán bộ không chuyên hiện đang làm việc ở các phòng ban khác.

- Có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các tổ chức khác, nâng cao trách nhiệm của cán bộ thuế:

Như ở phần trên đã trình bày, công tác tổ chức thu thuế không phải là công việc của riêng các cơ quan thuế, mà cần sự tham gia phối hợp của rất nhiều các cơ quan, tổ chức khác như là Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp, công an, quản lý thị trường, kho bạc, ngân hàng,…Vì vậy để công việc thu thuế được tiến hành trôi chảy và đạt hiệu quả cao qua đó hạn chế được tối đa tình trạng thất thu thuế thì rất cần thiết có sư phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan, tổ chức khác. Và nói một cách rộng ra nộp thuế là quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân do đó thu thuế, chống thất thu thuế cũng là công việc của toàn xã hội.

Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức thuế, trong cải cách hành chính thuế, nếu cải cách thủ tục hành chính thuế là khâu đột phá thì trọng tâm lại là vấn đề kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức thuế. Bởi vì rằng có thể xây dựng được một hệ thống thể chế tốt về thuế và thiết kế được mô hình tổ chức bộ máy hành chính thuế tối ưu nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ công chức thành thạo chuyên môn, nghiệp vu, tâm huyết với công việc để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính thì mọi ý đồ cải cách hành chính thuế cũng không thể trở thành hiện thực được. Ngoài ra để không còn xảy ra hiện tượng cán bộ ngành thuế tiếp tay trong các vụ gian lận, thì cần phải làm trong sạch đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đảm đương những nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh đó là cải cách chế độ tiền lương, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức thuế nhằm khuyến khích, động viên nâng cao chất lượng thực thi công việc hành thu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên (Trang 55 - 60)