Nội dung biện pháp: để thực hiện biện pháp ta cần thực hiện các bước sau

Một phần của tài liệu Phân tích và đề ra những biện pháp nhằm cải thiên tình hình tài chính của Công ty cổ phần may Thăng Long (Trang 52 - 53)

- Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

2.2.3 Nội dung biện pháp: để thực hiện biện pháp ta cần thực hiện các bước sau

a. Chuẩn bị cổ phần hoá:Ban đổi mới quản lý Công ty chuẩn bị các tài liệu về, hồ sơ pháp lý khi thành lập Công ty, tình hình công nợ, tài sản, nhà xưởng vật kiến trúc đang quản lý, vật tư hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất và hướng giảiquyết…Danh sách lao động trong Công ty đến thời điểm quyết định cổ phần hoá

b. Xây dựng phương án cổ phần hoá:

Ban đổi mới quản lý Công ty tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của Công ty và phân loại: Tài sản đang dùng, tài sản không dùng, tài sản xin thanh lý, tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Công ty.

c. Lập phương án cổ phần hoá Công ty và dự thảo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần. Phổ biến hoặc niêm yết công khai dự kiến phương án nêu trên để mọi người cùng biết. Tổ chức đại hội công nhân viên chức để lấy ý kiến dự thảo về phương án, bàn phương hướng cụ thể để hoàn thiện phương án. Hoàn thiện phương án cổ phần hoá để trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

d. Triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền duyệt phương án và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.

Ban đổi mới quản lý Công ty mở sổ đăng ký mua cổ phần của cổ đông, đăng ký mua tờ cổ phiếu tại kho bạc Nhà Nước. Thông báo công khai tình hình tài chính của Công ty cho đến thời điểm cổ phần hoá, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ phần và Trưởng ban đổi mới quản lý tại Công ty triệu tập đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để bầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần.

Giám đốc, kế toán trưởng Công ty với chứng kiến của ban đổi mới quản lý tại Công ty và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước bàn giao cho Hội Đồng quản trị Công ty cổ phần: Lao động, tiền vốn, tài sản, danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của Công ty.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần hoàn tất những công việc còn lại: xin khắc con dấu Công ty cổ phần, nộp lại con dấu cũ. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoạt động của Công ty cổ phần.

Trước khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp ta xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:

Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán đều chấp nhận được. Giá trị thực tế của doanh nghiệp được xác định như sau:

+ Đối với tài sản cố định, tài sản lưu động là hiện vật phải được kiểm kê và xác định giá trị thực tế của nó.

+ Đối với tài sản là vốn bằng tiền được tính theo số dư vốn bằng tiền đã kiểm quỹ hoặc đã đối chiếu tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

+ Đối với nợ phải thu là các khoản nợ đã được đối chiếu xác nhận

+ Đối với khoản chi phí dở dang (Bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng) tính theo số dư trên sổ sách kế toán

+ Đối với tài sản vô hình (nếu có) thì tính theo giá trị còn lại đang hoạch toán trên sổ kế toán.

+ Đối với tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn thì tính theo số dư thực tế trên sổ sách kế toán

+ Đối với tài sản đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn tính vào giá trị Công ty các khoản mà Công ty cổ phần kế thừa.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề ra những biện pháp nhằm cải thiên tình hình tài chính của Công ty cổ phần may Thăng Long (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w