Các điều kiện để thực hiện các giải pháp trên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 67 - 77)

Một số kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan

Hỗ trợ nghiên cứu thị trường

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin, thiết lập các kênh phân phối, tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo, các quan hệ công chúng, đặc biệt cung cấp thông tin về thị trường, những biến động của thị trường để có những dự báo cần thiết. Những thông tin thu thập được rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp, vì vậy, nó ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trêng thị trường Mỹ.

Các Hiệp hội, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc chủ động đưa ra các biện pháp và hạn chế được tác động của cơ chế giám sát từ phía Mỹ, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ. Bộ Công Thương cần tiến hành giám sát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu theo phương pháp “hậu kiểm” nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại, nhằm đảm bảo uy tín cho dệt may Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng nhằm thu hút được những đơn hàng lớn từ thị trường này. Bộ Công Thương đã bãi bỏ giấy phép tự động (E/L) đối với xuất khẩu hàng dệt may, nhằm kiểm soát được chất lượng hàng khi xuất sang thị trường Mỹ.

Khi xây dựng chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu theo từng nhóm hàng, từng khu vực thị trường, Hiệp hội dệt may (Vista) cần

có đội ngũ tư vấn thị trường, kinh doanh…để sẵn sàng giúp đỡ các doanh nghiệp khi cần. Sự phối hợp hoạt động này, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Trong điều kiện kinh doanh trên thị trường Mỹ có nhiều biến động và áp lực cạnh tranh rất lớn, Nhà nước cần sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ bằng việc cung cấp thông tin liên quan như tìm kiếm khách hàng, hệ thống kênh phân phối, các dịch vụ hỗ trợ bán hàng nhằm bảo đảm năng lực cạnh tranh lâu dài. Đồng thời sớm đưa ra những dự báo có thể xảy ra của môi trường kinh doanh và giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng đối phó hiệu quả.

Hiệp hội dệt may Việt Nam cần sớm đưa ra giải pháp kiến nghị với các cơ quan trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính xét duyệt các chương trình xúc tiến thương mại trên thị trường Mỹ. Đây là giải pháp thiết thực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Chính sách cho vay đối với các doanh nghiệp dệt may cần được hoàn thiện, hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính của Chính phủ.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc đang trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng để thực hiện đổi công nghệ mới, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ. Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh, vốn càng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể thực hiện các điều kiện, các hoạt động cần thiết cho quá trình kinh doanh của mình 1 cách hiệu quả nhất. Chính phủ cần có những chính sách, thủ tục cho vay sao cho chặt chẽ nhưng cũng linh hoạt để các doanh nghiệp có thể tiếp vay vốn nhanh nhất, và kịp thời trong hoạt động kinh

doanh của mình.Để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thì Chính phủ nên khai thác tối đa ưu đãi cho các quốc gia đang phát triển trong hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp mà được phép của WTO.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần có sự hỗ trợ của Chính phủ.

Ngành Dệt May sử dụng nhiều lao động, do vậy chất lượng của nguồn lực lao động là một nhân tố mang tính sống còn cho ngành. Việc nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là lực lượng quản lý cấp trung sẽ góp phần hết sức quan trọng trong việc nâng cao được giá trị gia tăng, cải thiện mức thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng nguồn lực lao động này còn giúp ngành dệt may đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động, góp phần thoát khỏi tình trạng thâm dụng lao động, chỉ dựa vào nguồn lao động giá rẻ.

Nhà nước nên có hỗ trợ đào tạo ban đầu cho các chuyên viên thiết kế trong nước, đặc biệt là mời những chuyên gia thiết kế có tiếng trên thế giới để các nhà thiết kế trong nước có điều kiện tiếp cận trực tiếp với yêu cầu của thị trường quốc tế và biến những sản phẩm được thiết kế ra có khả năng chào bán; hơn là chỉ nặng về trình diễn như hầu hết các sản phẩm được thiết kế hiện nay.

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

Cạnh tranh giữa các sản phẩm là sự tương quan giá cả, chất lượng giữa các sản phẩm, đây là một trong 2 yếu tố cơ bản nhất khi so sánh các sản phẩm với nhau. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ thì nâng cao chất lượng hàng may mặc là vấn đề rất cần thiết. Chất lượng hàng may mặc cần phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ Do vậy, cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm may mặc Việt Nam gần hơn với tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế. Khi xây dựng các tiêu chuẩn cần căn

cứ vào hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế làm cơ sở cho xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam nên gắn với các tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế.

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cần xây dựng cơ chế và thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát việc sử dụng những hoá chất trong sản xuất các nguyên phụ liệu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần xây dựng những phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại để đánh giá chất lượng hàng may mặc trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế.

Cải cách thủ tục hải quan

Hiện nay, vấn đề về các thủ tục hải quan của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết sao cho thời gian hoàn thành thủ tục hải quan của các doanh nghiệp được rút ngắn, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp nói riêng và cho hoạt động xuất khẩu dệt may của nước ta nói chung. Cải cách thủ tục hải quan theo hướng một cửa, một dấu nhằm giảm tối đa thời gian cho các khẩu thủ tục hành chính để đáp ứng thời gian giao hàng.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể khẳng định thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng, có nhu cầu rất phong phú đa dạng về sản phẩm may mặc, do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng phát triển lớn mạnh hơn nữa thì mục tiêu xâm nhập, đứng vững và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường Mỹ là nhiệm vụ tất yếu đối với Công ty cổ phần May Thăng Long trong thời gian tới. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay mối quan hệ Việt – Mỹ đang trở nên ngày càng tốt đẹp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của hai nước cũng như hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Mỹ . Song bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn mà công ty phải đối mặt khi thâm nhập vào thị trường Mỹ một thị trường khó tính và có sự cạnh tranh hết sức gay gắt cả về phạm vi và mức độ. Do vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường Mỹ, công ty cần không ngừng nỗ lực đổi mới, tận dụng những cơ hội tiềm năng vốn có của mình mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng của công ty trên thị trường này.

Bài viết gặp không ít thiếu xót, cũng như khả năng phân tích chưa sắc bén, được sự giúp đỡ, sửa chữa, góp ý của thầy PGS_TS Hoàng Minh Đường em đã hoàn thành bài viết. Em xin chân thành cảm ơn thầy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách

1. Giáo trình: “Quản trị doanh nghiệp thương mại” Đồng chủ biên: PGS-TS Hoàng Minh Đường và PGS-TS Nguyễn Thừa Lộc

2. Giáo trình “Marketing thương mại”, TS Nguyễn Xuân Quang

3. Giáo trình “Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI” PGS.TS Nguyễn Thị Hường

4. Giáo trình “Kinh doanh quốc tế” PGS.TS Nguyễn Thị Hường 5. Giáo trình “Maketing quốc tế” PTS Nguyễn Cao Văn

4. “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” TS Vũ Trọng Lâm

6. “Nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu trên cơ sở cắt giảm chi phí” TS Đinh Văn Ân và TS Lê Xuân Ba (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu công ty

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công 2. Báo cáo tài chính của công ty

3. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của công ty

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1...2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP...3

1.1. Khái niệm về cạnh tranh...3

1.1.1. Khái niệm...3

1.1.2 Vai trò, phân loại cạnh tranh hàng hóa...6

1.1.2.1 Vai trò của cạnh tranh hàng hóa...6

1.1.2.2 Phân loại cạnh tranh ...7

1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc của doanh nghiệp...9

1.1.4 Đặc điểm về sản phẩm may mặc...12

1.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc. ....13

1.2.1 Chất lượng sản phẩm. ...13

1.2.2 Mức độ hấp dẫn của sản phẩm là kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu tính độc đáo tới khách hàng. ...14

1.2.3 Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. ...14

1.2.3 Chi phí sản xuất sản phẩm...15

1.2.4 Giá bán sản phẩm. ...16

1.2.5 Khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm :...16

1.2.6 Tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng thị phần...17

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm . .18

1.3.1 Nhóm các yếu tố vĩ mô...18

1.3.2 Nhóm các yếu tố vi mô...19

CHƯƠNG 2...26

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM ...26

MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ...26

THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ...26

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty ...26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Tên công ty...26

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Thăng Long...28

2.2 Thực trạng cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty

trên thị trường Mỹ...39

2.2.1 Tổng quan thị trường hàng dệt may Mỹ...39

2.2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty trên thị trường này...42

2.2.2.1Kim ngạch xuất khẩu ...43

2.2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ...46

2.2.3Thực trạng cạnh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty...47

2.2.3.1Thị phần xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ...48

2.2.3.2 Tốc độ tăng doanh thu...48

2.2.3.3 Giá thành, giá cả...49

2.2.3.4 Chất lượng của sản phẩm, mức độ hấp dẫn của sản phẩm ...51

2.2.3.5 Uy tín của thương hiệu, hình ảnh của công ty...52

2.2.4 Các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty ...53

2.2.5 Các biện pháp công ty sử dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm ...55

2.2.5.1Công ty cạnh tranh bằng sản phẩm cấp trung bình và cấp thấp...55

2.2.5.2 Công ty cạnh tranh bằng giá...55

2.2.5.3 Công ty cạnh tranh bằng thời hạn giao hàng. ...56

2.3 Đánh giá kết quả cạnh tranh ở thị trường Mỹ của công ty may Thăng Long. ...56

2.3.1 Những thành tựu đạt được...56

2.3.2 Các tồn tại trong hoạt động cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường Mỹ. ...57

CHƯƠNG 3...61

BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ...61

TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ...61

3.1 Dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm may mặc của Mỹ trong những năm tới...61

3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty...62

3.2.1 Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. ...62

3.2.2 Hạ giá bán sản phẩm bằng cách hạ chi phí phí liên quan...64

3.2.3 Các giải pháp về thị trường...64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Các điều kiện để thực hiện các giải pháp trên...67

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh...38

Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:...39

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ...40

Bảng 4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty...43

Bảng 6: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty so với tổng KNXK của công ty...44

Bảng 7 : Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ theo mặt hàng...47

Bảng 8: Thị phần xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ qua các năm (2004-2007)...48

Bảng 9: Tốc độ tăng doanh thu mặt hàng may của công ty trên thị trường Mỹ qua các năm(2004-2007)...48

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua các năm...43

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 67 - 77)