Tổng quan thị trường hàng dệt may Mỹ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 39 - 42)

Mỹ là một quốc gia với diện tích 9.2 triệu km2, dân số khoảng 265 triệu

người với đủ các dân tộc và màu da.Hiện nay nền kinh tế Mỹ là một trong số những nền kinh tế mạnh và hiện đại nhất thế giới. Mỹ là thị trường tiêu thụ

hàng dệt may lớn nhất thế giới cả về giá trị hàng hóa lẫn số lượng. Việt Nam với chính sách đổi mới mở của đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ đối ngoại hội nhập và khu vực và thế giới trở thành một trong những thị trường mới đáng quan tâm của Mỹ.

*Một số đặc điểm của thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ

Hàng may mặc của Mĩ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá cao cho các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán sản phẩm xuất đi các nước khác để gia công lắp ráp thành phẩm đẻ tái xuất lại vào Mĩ hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba.

Phân đoạn thị trường

Thị trường hàng Dệt may Hoa Kỳ được chia thành: ''Bình dân''', ''trung'' và hàng 'cao cấp'.Trong nhóm hàng "Bình dân" phải kể đến nhóm hàng giá rẻ được bán trong các cửa hàng hạ giá (discounters), với nhãn mác riêng của cửa hàng bên cạnh một số sản phẩm thương hiệu riêng (không nổi tiếng) với giá rất hạ.Hai nhóm hàng còn lại, hàng trung và cao cấp chủ yếu được bán trong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng được bán trong quầy hàng của các trung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi đôi với chất lượng; Một số đại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng hoá và vật liệu với trữ lượng tương đối lớn.

*Khả năng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ

Nhìn lại quá trình phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có thể nhận thấy hai mốc dáng nhớ, đó là thời điểm BTA có hiệu lực ngày 10/12/2001 và thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào đầu năm 2007.

(Đơn vị tính: 1.000 USD)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Giá

trị 47400 975700 1973600 2474382 2602902 3044579 3690149

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương Việt Nam)

Bảng thống kê trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng vọt hơn 20 lần ngay năm đầu tiên khi BTA có hiệu lực (từ 47,4 triệu USD lên 975,7 triệu USD), tiếp đó đều duy trì mức tăng trưởng đều đặn đến năm 2006. Sang năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có mức tăng ấn tượng khoảng trên 30% so năm 2006, với giá trị tuyệt đối lên đến gần 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

Hiện Hoa Kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng 105 tỷ USD, do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm nước này vẫn phải nhập khẩu hàng dệt may khoảng 85 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu chính hàng dệt may vào Hoa Kỳ hiện là Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia, Việt Nam… Theo các chuyên gia, trong các nước ASEAN, Việt Nam được xem là có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc và Ấn Độ về hàng dệt may tại Hoa Kỳ. Hiện nay xuất khẩu dệt may của Việt Nam chiếm 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.

Tuy nhiên, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ bị nước này đối xử thiếu công bằng so các nước khác là thành viên của WTO như áp dụng hạn ngạch đến đầu năm 2007, sau đó thay thế bằng chương trình giám sát hàng dệt may, mặc dù cơ chế này chỉ đánh giá khối lượng hàng dệt may

xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 6 tháng/lần nhưng đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng vào thị trường này, làm cản trở đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của các DN trong nước cũng như nước ngoài, ngăn cản các khách hàng Hoa Kỳ đặt hàng từ Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, nếu không bị cản trở của Chương trình giám sát này xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2007 còn tăng mạnh hơn nữa.

Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro do Chương trình giám sát vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục đánh giá số liệu 6 tháng tiếp theo vào tháng 3/2008. Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của Chương trình giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như không giảm bớt mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu các tiêu chí điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Khả năng cơ chế giám sát của Hoa Kỳ được duy trì cho đến hết năm 2008. Hiện nay theo số liệu xuất khẩu dệt may 9 tháng sang Hoa Kỳ mà Hải quan Hoa Kỳ công bố, giá xuất khẩu trung bình hàng tháng của Việt Nam đã có xu hướng giảm xuống và lượng xuất khẩu có xu hướng tăng lên, thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộ của Hoa Kỳ làm tăng thêm nguy cơ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việc đặt hàng tại Việt Nam, cản trở đáng kế tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may trong năm tới.

Vì vậy các DN cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn Hoa Kỳ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, lưu ý tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Hoa Kỳ tự khởi kiện chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 39 - 42)