nói riêng.
2.3.2 Các tồn tại trong hoạt động cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường Mỹ. thị trường Mỹ.
*Chất lượng hàng may mặc của công ty chưa ổn định và đồng đều, một số sản phẩm còn bị phai màu dưới tác dụng của các điều kiện lý hóa như ánh sáng mặt trời…Đây là hạn chế trong khâu kiểm tra kiểm soát trong quá trình nhuộm.
Mẫu mã hàng may mặc của công ty còn đơn điệu về mầu sắc, kiểu dáng, các sản phẩm may mặc ít có sự khác biệt. Để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm đòi hỏi phải có đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp, nắm bắt kịp thời thị hiếu của khách hàng trên thị trường mình muốn nhắm tới.
Thời gian giao hàng của công ty thường bị trễ không đúng hạn do quy mô sản xuất của công ty nhỏ, nhưng những đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu có số lượng lớn và thời gian giao hàng lại ngắn thêm vào đó công ty lại thụ động về nguyên liệu đầu vào do phải nhập khẩu, đồng thời máy móc thiết bị lạc hậu, các thủ tục hành chính rườm rà trong thủ tục hải quan.
thấp và sức ép cạnh tranh cao hướng tới khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Sản phẩm chưa hướng tới những khách hàng có thu nhập cao, mặt hàng may mặc còn đơn điệu thiếu sáng tạo trong thiết kế điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Những sản phẩm mà công ty bán dễ làm và cũng dễ tiêu thụ, cũng là những mặt hàng có doanh số cao của các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh hơn hàng may mặc của công ty là họ không ngừng đầu tư vào các mặt hàng may mặc cao cấp để tạo ra sự khác biệt giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường Mỹ mà hàng may mặc của công ty không có được, do đó, sức ép cạnh tranh đối với hàng may mặc của công ty trên thị trường Mỹ là rất lớn.
* Hệ thống cửa hàng kênh phân phối của công ty trên thị trường Mỹ. Sản phẩm may mặc của công ty chưa tiếp cận trực tiếp được với những kênh phân phối của các nhà bán lẻ, siêu thị lớn. Hàng may mặc của công ty mới chỉ đưa vào kênh phân phối của các nhà sản xuất Mỹ, các nhà sản xuất Mỹ nhập khẩu về để bán. Ngoài ra, công ty thường sử dụng những kênh phân phối gián tiếp thông qua các trung gian thương mại việc sử dụng các kênh phân phối như vậy rất bị động, sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường Mỹ bị ảnh hưởng rất nhiều.
*Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty chưa thực hiện tốt bởi chi phí cho hoạt động này rất tốn kém, đồng thời thiếu tính linh hoạt và đa dạng về cách thức, phương tiện quảng cáo.
Công tác quan hệ công chúng ( PR ) của công ty còn hạn chế dẫn tới các thông tin về hàng may mặc của công ty chưa được nhiều khách hàng biết tới.
Việc tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc tiếp xúc của công ty với các doanh nghiệp trên thị trường Mỹ là chưa đủ cần phải có nhiều hình thức
quảng cáo hơn , cần có cửa hàng của công ty ở các trung tâm thương mại đặt tại một số quốc gia tiêu thụ hàng may mặc lớn.
Việc xây dựng website quảng bá hình ảnh của công ty chưa thật sự hiệu quả, nội dung website của công ty còn sơ xài, không được cập nhật thường xuyên, không đạt hiệu quả trong việc quảng bá, phatr triển hình ảnh của công ty.
=> Nguyên nhân
Công ty chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu nên giá thành sản phẩm cao vì nguồn nguyên liệu trong nước không đảm bảo chất lượng để sản xuất hàng may mặc sang thị trường Mỹ. Công ty đã dùng chính sách giá để cạnh tranh thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.
Đội ngũ thiết kế chưa thực sự có chuyên môn cao và có những hiểu biết chưa sâu sắc về thị trường Mỹ để thiết kế những mẫu trang phục cho thực sự phù hợp. Do vậy, đã làm giảm tính phong phú, đa dạng của các mẫu sản phẩm làm cho hàng may mặc của công ty không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Công ty chưa có chính sách đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường Mỹ nếu. Các biện pháp chưa được phối hợp đồng bộ, không liên tục, rời rạc. Các biện pháp mà công ty đã sử dụng chủ yếu là giới thiệu qua sách báo, tạp chí còn các biện pháp sử dụng để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng qua hội chợ triển lãm còn rất ít vì chi phí để mang hàng sang các hội chợ để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng Mỹ là rất lớn mà khả năng tài chính của công ty còn eo hẹp.
Chất lượng sản phẩm của công ty chưa ổn định do công tác kiểm tra giám sát sản xuất hàng may mặc chưa thực sự đạt hiệu quả.
Do quy mô sản xuất của công ty còn nhỏ, thêm vào đó công ty còn bị động về nguyên phụ liệu do phải nhập khẩu nhiều.
Hạn chế trong khâu quản lý, việc quản lý kém dẫn tới năng suất không cao làm giảm tính cạnh tranh.Trình độ ngoại ngữ của của các bộ thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu còn yếu kém.
Ở Việt Nam còn có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà trong việc xuất khẩu làm mất thời gian, gây ra sự chậm trễ trong việc thực hiện các đơn hàng của công ty.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ