Phơng hớng, mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trờng của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng C.ty thép Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2005 (Trang 48 - 51)

chiếm lĩnh thị trờng của Tổng công ty

1. Căn cứ xác định phơng hớng, mục tiêu

Để xác định phơng hớng, mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng để chiếm lĩnh thị trờng, Tổng công ty phải dựa vào dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam và dự báo khả năng đạt đợc của Tổng công ty.

1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam giai đoạn 2001-2005

Đối với các nớc có thu nhập trên 1000 USD/ngời/năm và tiêu thụ thép ở mức 100 kg/ngời trở lên thờng sử dụng đờng cong SI để dự báo nhu cầu thép.Đối với Việt Nam do cha đủ các tiêu chuẩn trên nên cha áp dụng phơng pháp này đợc. Do đó việc dự báo sẽ đợc thực hiện trên cơ sở mức tăng trởng kinh tế và mức tăng trởng các ngành công nghiệp.

Mức tăng trởng kinh tế của Việt Nam trong 5 năm qua nh sau: 1996: 9,34%

1997: 8,15% 1998: 5,80% 1999: 4,80% 2000: 6,70%

Mức tăng trởng kinh tế bình quân giai đoạn 1996-2000 là 6,96%/năm. Mức tăng trởng công nghiệp thời kỳ 1996-2000 bình quân là 12,2%/năm

Bộ kế hoạch và đầu t đã dự báo: tốc độ tăng trởng bình quân thời kỳ 2001-2005 từ 7-7,5%/năm. Trong đó công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,5-9,5%/năm.

Dựa vào các tiêu chí trên có thể dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam giai đoạn tới nh bảng 7.

Bảng 7. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam giai đoạn 2001-2005.

Đơn vị tính: 1000 Tấn.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nhu cầu tiêu thụ

Trong đó: - Miền Nam - Miền Bắc - Miền Trung 1.628 880 683 65 1.755 950 710 95 1.930 1.060 772 98 2.080 1.144 832 104 2.296 1.333 848 115 2.475 1.360 991 124 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến 2010, TCTy Thép Việt Nam.

Trong đó, nhu cầu tiêu thụ theo vùng là khác nhau, theo bảng trên thì nhu cầu tiêu thụ ở 3 miền nh sau:

Miền Bắc: khoảng 40% Miền Nam: khoảng 55% Miền Trung: khoảng 5%

Và khả năng đáp ứng nhu cầu của từng miền đến 2005 nh sau: Miền Bắc: 55,5%

Miền Nam: 55,8% Miền Trung: 200%

1.2. Dự báo thị phần thép xây dựng của Tổng công ty năm 2005

Giả định khu vực ngoài Tổng công ty không đầu t thêm các nhà máy mới, có thể dự báo thị phần của Tổng công ty vào năm 2005 nh hình 8.

Hình 8. Thị phần của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2005.

40.00%

28.60% 31.40%

2. Phơng hớng, mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh

2.1. Phơng hớng

- Do các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty có xu hớng đầu t mới các dây chuyền cán liên tục, hiện đại của Italia có tính năng kỹ thuật rất cao. Nên đối với các cơ sở hiện có (đáng đầu t nâng cấp), Tổng công ty bắt buộc phải đầu t các dây chuyền cán liên tục hiện đại tơng tự hoặc tiên tiến hơn với công suất lớn hơn và mức độ tự động hoá cao hơn. Riêng các cơ sở hoạt động kém hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hậu không những không đầu t mà cần kiên quyết dẹp bỏ hoặc chuyển hớng sản xuất để tránh đầu t tràn lan.

- Đầu t xây dựng dây chuyền mới, hiện đại để thay thế các dây chuyền quá cũ, lạc hậu.

- Đổi mới phơng thức kinh doanh, cải tiến chế độ tiếp thị và bán hàng, giữ vững và mở rộng thị phần. Tăng tỷ trọng phân phối trực tiếp đến các công trình.

- Phát triển và đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh, coi trọng sản xuất các loại sản phẩm mới mà các công ty khác cha có.

- Lựa chọn công nghệ, thiết bị phải đặt mục tiêu đủ sức cạnh tranh lên hàng đầu, có trình độ tiên tiến nhất, đảm bảo tuổi thọ lâu dài.

- Lựa chọn vị trí tối u nhất có tính đến yếu tố vùng để xây dựng các nhà máy cán thép xây dựng mới, giảm tối thiểu chi phí vận chuyển phôi và thép cán, có thể sử dụng đợc phôi nóng nạp trực tiếp từ máy đúc liên tục vào lò nung, có đờng giao thông thuỷ, bộ thuận lợi. Các nhà máy này phải đạt trình độ về năng suất, chất lợng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để độc chiếm thị trờng trong nớc và có khả năng xuất khẩu sang các nớc trong khu vực, đặc biệt là các nớc láng giềng và xuất khẩu có lãi.

- Có giải pháp đảm bảo cung cấp phôi thép giá rẻ, ổn định và lâu dài cho nhà máy cán mới (tự sản xuất phôi hoặc nhập phôi nếu giá rẻ).

- Huy động tối đa các cơ sở hiện đại có sức cạnh tranh cao. Ngợc lại, giảm sản l- ợng hoặc đóng cửa một số cơ sở yếu kém lạc hậu.

- Tổng công ty thép Việt Nam phải phấn đấu nằm trong nhóm có sức cạnh tranh thép xây dựng cao nhất để tồn tại và phát triển. Đến năm 2005 chiếm đợc thị phần nh dự báo (40%).

- Nâng tỷ lệ kinh doanh thép nội từ mức thấp dới 20% hiện nay lên 30-35% tổng sản lợng của các nhà máy thành viên VSC.

- Tăng cờng đầu t đổi mới thiết bị, công nghệ có trọng điểm và đạt hiệu quả cao. đồng thời hạ chi phí sản xuất mà chủ yếu là chi phí biến đổi.

- Tăng cờng đầu t cho công tác kiểm tra, phát hiện các đơn vị sản xuất hàng giả, hàng nhái thơng hiệu sản phẩm của Tổng công ty.

- Nâng cao công tác tiếp thị, bán hàng. Chủ động hơn trong khâu bán hàng.

- Tìm kiếm mặt hàng và thị trờng để tăng hạn ngạch xuất khẩu có thêm nguồn thu ngoại tệ để hỗ trợ cho việc tăng tỷ lệ nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thép hình lớn, thép hợp kim…

- áp dụng tốt quy trình quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn quốc tế. - Tổ chức quản lý hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thép xây dựng của Tổng C.ty thép Việt Nam, giai đoạn 2001 - 2005 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w