Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 26 - 31)

Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Quân độ

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Tính đến ngày 31/12/2006, toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội cố 1069 người tăng 357 người so với năm 2005.Nếu không tính các công ty trực thuộc thì tổng cán bộ nhân viên ngân hàng là 828 người. Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đang ngày càng được nâng cao về trình độ với tỷ lệ từ đại học đến trên đại học chiếm trên 88%, trình độ cao đẳng là 12%. Tỷ lệ này tăng khá so với đầu năm 2006, thể hiện chất lượng nhân sự đầu vào của ngân hàng được nâng cao.

Hàng năm, ngân hàng đã tổ chức tuyển dụng cho toàn hệ thống, nhằm phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Tổng nhân viên mới tuyển dụng năm 2006 là 319 người, năm 2007 là 300 người. Nhìn chung, các nhân viên được tuyển dụng được chú ý đào tạo ngay từ ban đầu, có sự gắn kết với công việc thực tế nên việc hoà nhập vào tổ chức của các nhân viên mới tương đối nhanh. Về việc đào tạo, ngân hàng đã tổ chức 56 khoá đào tạo bao gồm đào tạo nội bộ và đào tạo từ bên ngoài, cử 15 lượt cán bộ đi đào tạo trong nước và nước ngoài, nâng tổng số lượt cán bộ được đào tạo lên 1087 người, tăng gần 50% so với năm 2006. Các khoá học đều có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu bổ xung vốn kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cả hệ thống

Ngân hàng đựơc tổ chức theo mô hình đại hội cổ đông, gồm các phòng ban chức năng được quy định những chức năng riêng biệt, phục vụ cho hệ thống làm việc hiệu quả.

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Các Uỷ ban cao cấp

Tổng giám đốc

Phòng kiểm tra kiểm soát nội

Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội Công ty chứng khoán Thăng Long

Công ty AMC Phòng đầu tư và dự án

Khối Treasury Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp

Khối quản lý tín dụng Phòng KHTH & Pháp chế Trung tâm công nghệ thông tin Khối tổ chức-Nhân sự-Hành chính

Phòng tài chính kế toán Phòng nghiên cứu & XD chính sách Đại hội đồng cổ

đông

Sở giao dịch& các chi nhánh

Ban lãnh đạo

Đại hội đồng cổ đông:

Ngân hàng Quân đội là một ngân hàng cổ phần, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông. Ngân hàng chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông, có cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông.

Cổ đông sáng lập là cổ đông đứng ra vận động thành lập Ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng. Các cổ đông sáng lập của Ngân hàng bao gồm: Tổng công ty bay dịch vụ, Công ty GAET, Nhà máy Z113, Công ty Pesco, Công ty may 28, Công ty cơ điện vật liệu mổ 31, Công ty Tây hồ, Tổng công ty Thành An, ông Lê Văn Bé, với tổng số vống cổ phần là 16.479 triệu đồng, chiếm 82% vốn điều lệ khi thành lập Ngân hàng.

Ban Kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc châp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng, Ban kiểm soát có 4 thành viên , gồm 1 trưởng ban và 3 thành viên.

Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện chức năng quản trị Ngân hàng, với mục tiêu là bảo toàn và phát triển vốn, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, Hội đồng quản trị có 7 thành viên, gồm 1 chủ tịch HĐQT, 2 phó chủ tịch và 4 thành viên.

Ban giám đốc: có 5 thành viên, gồm 1 Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm truớc hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc có Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưỏng, và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng theo sự phân công của Tổng Giám đốc.

Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác kế toán, thống kê của Ngân hàng.

Các phòng ban chức năng của Ngân hàng:

Nhóm Kinh doanh thuộc Hội sở chính, gồm:

Khối khách hàng cá nhân, gồm các phòng ban sau:

• Phòng khách hàng cá nhân: là cơ quan chuyên môn cho vay cá nhân với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh, xử lí yêu cầu về đơn từ, tín dụng cá nhân, trực tiếp quan hệ với khách hàng.

• Phòng phát triển khách hàng cá nhân: là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc phát triển khách hàng cá nhân và sản phẩm cho khách hàng cá nhân. Khối khách hàng doanh nghiệp, gồm:

• Phòng khách hàng doanh nghiệp: là cơ quan chuyên môn cho vay doanh nghiệp, xử lí yêu cầu về đơn từ, thực hiện thẩm định tín dụng, theo dõi tình hình khoản vay.

• Phòng phát triển khách hàng doanh nghiệp: là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc phát triển khách hàng doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho khách hàng và quan hệ khách hàng.

• Phòng thanh toán quốc tế: chịu trách nhiệm quẩn lí và thực hiên nhiệp vụ thanh toán với nước ngoài, liên quan đến thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu. Khối quản lý tín dụng, gồm :

• Phòng quản lí tín dụng : có chức năng thẩm định, tái thẩm đinh các dự án, phương án đầu tư, các hồ sơ vượt hạn mức, phán quyết, soạn thảo các quy trình, quy chế về tín dụng, quản rủi ro tín dụng.

Khối Treasury có phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, có chức năng quản lí tài sản nợ - có, quản lí nguồn vốn, cân đối và điều hoà vốn của toàn hệ thống và hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Khối mạng lưới bán hàng: có Phòng Marketing thực hiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, xây dựng và triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng.

Nhóm hành chính, gồm

Phong kế hoạch tổng hợp và Pháp chế : có chức năng lập kế hoạch hoạt động cho toàn hệ thống và cho ban lãnh đạo, hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng, Phòng này không trực tiếp kinh doanh.

Trung tâm công nghệ thông tin : có chức năng xây dựng và quản lí mnạg lưới tại trụ sở chính và toàn hệ thống của Ngân hàng, phục vụ cho hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa máy móc.

Khối Tổ chức - Nhân sự - hành chính: làm công tác quản lý , tổ chức lưu trữ hồ sơ và thông tin nhân viên, phát triển nhân viên mới và tìm kiếm lãnh đạo cao cấp, lập kế hoạch, tổ chức đào taọ nội bộ và gửi cán bộ đi đào tạo.

Phòng Tài chính kế toán: thực hiện công tác thống kê, kế toán kịp thời, giúp Tổng giám đốc về công tác quản lí tài chính.

Phòng Ngiên cứu phát triển và xây dựng chính sách là cơ quan chuyên môn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, nghiên cứu đối thủ và kha năng cạnh tranh của Ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp, xây dựng chính sách phát triển cho Ngân hàng.

Nhóm kinh doanh độc lập:

Công ty Chứng khoán Thăng Long: thực hiện chức năng môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán.

Công ty Quản lí nợ và khai thác tài sản ( AMC) : thực hiện tiếp nhận và quản lý các tài sản nợ đọng và tài sảnđảm bảo đảm nợ vy liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi cho Ngân hàng. Ngoài ra, công ty còn thay mặt ngân hàng tham gia quản lý một số dự án.

Phòng đầu tư và dự án: quản lý các mặt hoạt động khác của Ngân hàng đối với các dự án trung, dài hạn và các dự án lớn.

Công ty quản lí quỹ ( HFM) hoạt động trong lĩnh vực: lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán, và đầu tư chứng khoán.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w