Đẩy mạnh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 87 - 92)

- Về quy mô và tốc độ tăng trởng:

Trong giai đoạn 1991 - 1999, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thờng đạt tốc độ cao trừ hai năm 1991 và 1998.

Bảng : Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1991 -1999.

Năm Kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD) Tốc độ tăng trởng hàng năm (%) 1991 2087 -13,2 1992 2580 23,7 1993 2985 15,7 1994 4054 35,8 1995 5448 34,4 1996 7255 33,2 1997 9185 26,6 1998 9361 1,9 1999 11523 23,1

Nguồn: Niên giám thống 2000 và báo cáo của Bộ Thơng mại.

Năm 1991 là năm trớc ta có kim ngạch xuất khẩu giảm sút so với năm 1990 do sự đổ vỡ của thị trờng Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này giảm mạnh, từ 1065 triệu R - USD năm 1990 xuống còn 231 triệu R - USD năm 1991.

Năm 1998 là năm mà hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á cộng với giá cả hàng hoá hạ thấp đến mức kỷ lục trên qui mô toàn thế giới nh dầu thô, than đá... đã làm cho thị trờng xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp. Nguyên nhân bên trong là do những khó khăn nội tại của bản thân nền kinh tế: phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của ta còn ở dạng thô, sơ chế nên sức cạnh tranh hàng hoá kém, giá xuất khẩu thấp, thêm vào đó là thiên tai khắc nghiệt. Do đó, những nỗ lực nhằm duy trì tốc độ tăng

xuất khẩu của ta không đạt kết quả. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đạt 9.361 triệu USD, tăng 1,9% so với năm 1997, thấp ó với dự kiến hồi đầu năm (tăng 25 - 26%) và cũng không đạt chỉ tiêu điều chỉnh giữa năm là 10%.

Tính chung trong thời kỳ 1991 - 1995, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 17,15 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng 20%. So với giai đoạn 1986 - 1990, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này tăng 2,4 lần. Sang thời kỳ 1996 - 1999, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu á năm 1997 đã gây những khó khăn, thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng và đạt 37,28 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 21,2%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân thời kỳ này đạt 9,32 tỷ USD/năm tăng 2,7 lần so với bình quân thời kỳ 1991 - 1995 (đạt 3,43 tỷ USD/năm). Tính chung thời kỳ 1991 - 1999, xuất khẩu tăng bình quân 20,1% cao hơn tốc độ tăng trởng kinh tế (đạt khoảng 8%).

Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu ngời: năm 1991 là 30USD/ngời năm 1995 đạt 73 USD, năm 1997 con số này tăng lên 119 USD. Điều đáng mừng là năm 1999, mức nhập siêu của Việt Nam giảm chỉ còn 113 triệu USD. Với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 11.523 triệu USD đã giúp Việt Nam lần đầu tiên đạt mức kim ngạch xuất khẩu trên đầu ngời là 150 USD.

* Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của một nớc phản ánh sự phản ứng của nớc đó đối với những thay đổi của lợi thế so sánh. Thực tế cho thấy, ngoại trừ một số nớc có nguồn tài nguyên thiên nhiên u đãi (nh các nớc xuất khẩu dầu lửa), đa số các nớc đang phát triển đều thực hiện công nghiệp hoá trên cơ sở chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang xuất khẩu hàng chế tạo là những mặt hàng có hàm lợng khoa học cao và sử dụng ít nhân công hơn.

Phù hợp với xu thế ấy, từ năm 1991 đến nay, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực phù hợp theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá: Tỷ trọng hàng công nghiệp tăng lên, tỷ trọng hàng nông - lâm - thủy sản giảm xuống trong khi cả hai loại hàng này đều tăng tuyệt đối cả về quy mô khối lợng hàng hoá và kim ngạch xuất khẩu.

Bảng . Cơ cấu hàng xuất khẩu thời kỳ 1991 -1999 (%)

Mặt hàng 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

CN nặng và khoáng sản 33,4 37 34 28,8 25,3 28,7 28 23,8 25

CN nhẹ và TTCN 14,4 13,5 17,6 23,1 28,4 29 36,7 35,8 36,8

Hàng nông, lâm , thủy sản 52,2 49,5 48,4 48,1 46,3 42,3 35,3 40,4 38,2

Nguồn: Niên giám thống kê 2000 và báo cáo Bộ Thơng mại

- Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản bình quân trong thời kỳ 1986 - 1990 chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến thời kỳ 1991 - 1995 tăng lên 31,4% và thời kỳ 1996 - 1999 giảm xuống còn 26,3%.

- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có mức độ tăng trởng cao nhất. Bình quân trong thời kỳ 1986 - 1990 chỉ chiếm 16%, đến thời kỳ 1991 - 1995 tăng lên 19,4% và thời kỳ 1996 - 1999 là 34,5%. Điều này thể hiện đây là ngành có u thế phát triển của Việt Nam, khai thác đợc lợi thế so sánh của nớc ta do tận dụng đợc nguồn tài nguyên và lao động sẵn có.

- Nhóm hàng nông - lâm - thủy sản giảm mạnh, từ chỗ bình quân trong thời kỳ 1986 - 1990 chiếm 54% giảm xuống 48,9% trong thời kỳ 1991 - 1995 và 39,2% thời kỳ 1996 - 1999.

Sự chuyển biến cơ cấu mặt hàng nh trên cho ta thấy tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế giảm xuống còn tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh tăng lên. Đây là sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, thể hiện:

+ Việt Nam đã bắt đầu chuyển từ một nớc xuất khẩu nguyên vật liệu sang chế biến các sản phẩm giá trị cao hơn để xuất khẩu. Việc này giúp cho xuất khẩu đóng góp nhiều hơn vào tăng trởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngời lao động và từng bớc đa hàng hoá Việt Nam có chỗ đứng trên thị trờng thế giới.

+ Năng lực sản xuất chế biến của Việt Nam đã tăng lên và hàng hoá Việt Nam đã dần dần tìm đợc chỗ đứng trên thị trờng khu vực và thế giới.

+ Chủ trơng của Đảng và Nhà nớc “xuất khẩu chuyển mạnh sang các mặt hàng chế biến, giảm tối đa xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô” đang đợc thực hiện đúng hớng và có kết quả.

Cùng với việc cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển biến tích cực, thời kỳ này xuất khẩu Việt Nam đã hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị lớn vơí xu hớng tăng trởng ổn định, làm trụ cột cho chiến l- ợc xuất khẩu của Việt Nam trong hiện tại cũng nh tơng lai. Đó là các mặt hàng: dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hải sản, dệt may, giày dép và than đá.

Bảng. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời kỳ 1991 - 1999. Mặt hàng ĐVT 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 1. Dầu thô - Lợng Trtấn 3,91 5,44 6,15 6,94 7,65 8,7 9,63 12,1 14,7 - Giá trị Tr USD 581 806 843 867 1074 1361 1423 1288 2019 2. Gạo - Lợng Trtấn 1,03 0,94 1,72 1,98 1,98 3 3,6 3,8 4,5 - Giá trị TrUSD 225 300 363 425 550 854 871 1031 1034 3. Cà phê - Lợng 1000 tấn 93,5 116 122 176 248 284 392 382 488 - Giá trị TrUSD 74 92 110 328 560 460 498 569 592 4. Cao su - Lợng 1000 tấn 62,9 81,9 96,7 135 138 150 194 191 262 - Giá trị Tr USD 50 61 74,6 135 193 163 186 134 145 5. Hải sản Tr USD 285 307 427 551 621 696 782 858 979 6. Dệt may Tr USD 158 220 335 554 850 1150 1350 1400 1982 7. Giày dép Tr USD 10,5 16,8 68 122 296 530 978 1031 1406 8. Than đá - Lợng Trtấn 1,2 1,62 1,43 2,1 2,8 3,6 3,5 3,2 3,27 - Giá trị Tr USD 48 62 51,9 75,1 88,9 116 110 94,5 97 9. Điện tử Tr USD - - - - - 100 400 476 590

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu t

Năm 1991 mới chỉ có 4 mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên là dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may; măt hàng có kim ngạch cao nhất là dầu thô cũng chỉ đạt 581 triệu USD. Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất chế biến xuất khẩu, tích cực khuyến khích hoạt động xuất khẩu nên đã hình thành 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà kim ngạch của mỗi mặt hàng trên 100 triệu USD là: dầu thô, gạo, thủy sản, cà phê, cao su, dệt may, giày dép, hạt điều, lạc nhân, hàng điện tử, linh kiện máy tính và hàng thủ công mỹ nghệ. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm là gạo, dầu thô, giày dép, dệt may và 3 mặt hàng khác đạt kim ngạch từ 500 triệu USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến 1 tỷ USD là cà phê, thủy sản và hàng điện tử. Đây là những mặt hàng có tốc độ tăng trởng cao, có sức cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị tr- ờng thế giới. Có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng tác động tới thị trờng khu vực và thị trờng thế giới là gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan), nhân điều đứng thứ 2 thế giới (sau ấn Độ), cà phê đứng thứ 4 thế giới (sau Braxin, Colombia, Mexico). Nếu chỉ tính riêng cà phê robuta thì Việt Nam đứng số một ở Châu á và thế giới.

Cùng với việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, chất lợng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bớc đầu nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trờng thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới chất lợng sản phẩm sản xuất trong nớc. Các nhà sản xuất trong nớc đã chú trọng đầu t đổi mới công nghệ và nâng cao chất lợng sản phẩm nên một số mặt hàng đã dần dần xác định đợc vị thế trên thị trờng thế giới. Hiện nay gạo, thuỷ sản, hàng may mặc, giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã đợc thừa nhận đạt tiêu chuẩn chất lợng quốc tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 87 - 92)