Tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 63 - 65)

3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và

3.2. Tồn tại cần khắc phục

- Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (sản phẩm chủ yếu từ gỗ) do thị trường trong nước co lại nên hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng lớn. Mặt hàng chủ lực của công ty là gỗ, năm nay Nhật Bản, Đài Loan mua có dấu hiệu nhỏ giọt dần.Bên cạnh đó giá bán nội địa có những thời điểm lại cao hơn giá xuất khẩu, ví dụ như mặt hàng gỗ, 1m2 ván sàn gỗ Pơmu có thời điểm giá xuất khẩu là 210.000 VNĐ/m2 trong khi đó bán nội địa trong nước là từ 220.000 – 250.000 VNĐ/m2, 1 kg bột hoàng liên xuất khẩu chỉ đạt 155.700 VNĐ/ kg xấp xỉ bằng 10,26 USD/ kg giá bán nội địa được 188.000 VNĐ/ kg xấp xỉ bằng 12,43 USD/kg nên công ty đã hạn chế để bán trong nước để có hiệu quả cao hơn. Điều này được giải thích là do giá cả một số mặt hàng xuất khẩu trong những năm gần đây giảm mạnh trong khi giá cả đầu vào ngày một tăng. Chi phí sản xuất kinh doanh xuất khẩu ngày một tăng trong khi giá bán lại giảm, nên lợi nhuận thấp là điều tất yếu.

- Như các doanh nghiệp khác trong ngành gỗ, mặc dù đã cố gắng thiết lập một mạng lưới cung cấp các nguyên liệu đầu vào, công ty vẫn đang phải đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu gỗ.Hiện tại, để bảo vệ môi trường, chình phủ cho phép khai thác khoảng 200.000-300.000 m3 gỗ từ nguồn rừng tự nhiên.Con số này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ, còn lại các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu.Nhập khẩu nguyên liệu sẽ tăng làm giá thành tăng, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

- Nói đến xuất khẩu là nói đến cạnh tranh và cạnh tranh ở đây là cạnh tranh về sản phẩm. Trong thời gian vừa qua công ty đã hết sức nỗ lực nhưng chất lượng sản phẩm của công ty vẫn chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính do vậy việc mở rộng thị trường của công ty là rất khó và buộc công ty phải bán sản phẩm của mình thấp hơn so với thị trường thế giới. Giá bán thấp không phải do để sản phẩm của công ty có tính chất cạnh tranh mà do chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của công ty chỉ tiêu thụ ở những thị trường nhỏ và dễ tính. Đây là nhược điểm cần khắc phục của công ty

- Bên cạnh chất lượng sản phẩm chưa tốt, chưa đạt tiêu chuẩn và ổn định thì mẫu mã sản phẩm của công ty còn quá ít, không phong phú đa dạng về chủng loại. Hơn thế nữa thương hiệu của công ty chưa có. Hầu hết các sản phẩm của công ty tiêu thụ trên thị trường các nước đều phải dưới nhãn hiệu của các công ty nước ngoài

- Về công tác thị trường, việc tìm hiểu thông tin về tình hình cung cầu, giá nguyên vật liệu, nhu cầu, văn hoá thị trường tiêu thụ còn rất yếu và thường không cập nhật. Do đó công ty khó có thể ký kết được các hợp đồng lớn có lợi nhuận và không dự báo được những thuận lợi khó khăn để đưa ra những quyết định phù hợp

- Về mặt hàng: Định hướng đa dạng hoá các mặ hàng, phát triển các mặt hàng chiến lược, mũi nhọn của công ty là rất hợp lý như việc công ty chọn mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ván trang trí.. là mặt hàng chủ lực là rất hợp lý thế nhưng quá trình thực hiện còn nhiều thiếu xót

Việt Nam vào WTO đồ gỗ nhập khẩu chỉ áp dụng thuế cho 2 mặt hàng là ván nhân tạo và mộc tinh chế.Do đó tiêu thụ sản phẩm gỗ giảm mạnh không chỉ trong xuất khẩu mà ngay cả tại thị trường trong nước.Bên cạnh đó thị trường WTO mở rộng song song với các rào cản kỹ thuật ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, với công nghệ hiện đại, đâm bảo chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w