Chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ hoạt động chế biến xuất khẩu

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 77 - 79)

3. Một số biện pháp thúc hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty

3.2. Chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ hoạt động chế biến xuất khẩu

phẩm hàng thủ công mỹ nghệ bằng cách kết hợp sản xuất với các làng nghề thủ công mỹ nghệ.

- Đối với các việc hoàn thiện các sản phẩm như bàn ghế, ván trang trí, gỗ Pơmu… là những sản phẩm cần có sự đầu tư về công nghệ như công nghệ đẽo, đục, tạo độ bong…công ty cần đầu tư, tăng cường đổi mới máy móc để hoàn thiện sản phẩm hơn nữa.

3.2. Chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ hoạt động chế biến xuất khẩu. khẩu.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam thì hầu hết đều gặp phải vấn đề về nguồn nguyên liệu gỗ. Cần đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ liên tục thì việc sản xuất mới được liên tục. Trong khi đó nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam lại thất thường và thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Rừng tự nhiên Việt Nam có xu hướng tăng về diện tích, nhưng chất lượng rừng tăng rất chậm; năng suất rừng thấp, nhất là gỗ, thậm chí có vùng, có nơi bị suy giảm cạn kiệt. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương giảm dần lượng gỗ khai thác hằng năm. Về gỗ rừng trồng, hiện nay cả nước có khoảng hơn hai triệu ha, trồng phân tán ở khắp các địa phương trong cả nước.

Có tình trạng một số nhà máy chế biến gỗ, mặc dù có quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy, nhưng khi bắt tay vào trồng rừng, lại thiếu diện tích đất có quy mô tập trung, dẫn đến trồng rừng phân tán khắp nơi, thậm chí phải trồng cả trên các sườn dốc cao, đất xấu, rất xa nhà máy, năng suất rừng trồng thấp đã gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến sức cạnh tranh thấp... Để đảm bảo công tác tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trước mắt và lâu dài thì công ty có thể tiến hành gom nguyên liệu theo các nguồn sau đây:

- Nguồn hàng thu mua thông qua các đại lý và thu gom trực tiếp của người trồng rừng.

Ưu điểm của nguồn hàng này là tính cơ động và giá thành nguyên liệu tương đối rẻ. Nhưng nhược điểm của nguồn hàng này là chỉ có thể đáp ứng được các đơn hàng nhỏ, trung bình. Hơn nữa nguồn hàng này có tính thất thường, chất lượng hàng hoá thất thường

- Tạo nguồn hàng bằng cách liên kết với người trồng rừng. Đây là xu hướng nói chung của các doanh nghiệp nói chung. Xu hướng này phát triển do các doanh nghiệp muốn có được các nguồn hàng ổn định nhưng để có diện tich trồng rừng là vấn đề nan giải với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người trồng rừng có đất có nhân công nhưng họ lại không có vốn. Trong liên kết này các doanh nghiệp cung cấp cây giống, quy trình công nghệ cho người dân…Hình thức này vừa mang lại lợi ích cho người dân trồng rừng vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nên đang được nhà nước ủng hộ

- Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong nước để tạo ra nguồn hàng ổn định hơn

Một cách để khắc phục việc chi phí nhập gỗ nguyên liệu cao là công ty có thể kết hợp với các doanh nghiệp khác để có thể mua hàng tận gốc với

khối lượng lớn. Hình thức lập kho ngoại quan gỗ ở nước ngoài đang được đánh giá cao. Mới đây, kho ngoại quan gỗ đầu tiên của Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã được lập với vốn đầu tư 6 triệu USD. Kho ngoại quan này bao gồm cả nơi tập trung hàng hóa (chứa được khoảng 350.000 m3 gỗ), nơi sơ chế, chế biến hàng xuất khẩu.

Nhờ kho ngoại quan này, doanh nghiệp có thể sơ chế gỗ nguyên liệu trước khi vận chuyển về nước, có điều kiện chọn lọc gỗ theo yêu cầu, tập trung đủ lượng gỗ cần thiết mới chuyển về nước. Song điều quan trọng nhất là do không còn phải qua trung gian, nên doanh nghiệp có thể mua "tận gốc" với giá hợp lý.

- Bên cạnh đó, việc phát triển công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất đồ gỗ để giảm tỷ lệ gỗ trên 1 sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng được bàn tới như là một trong những giải pháp lâu dài. Hiện nay, tỷ lệ gỗ trên các sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn chiếm gần 100%, nguyên liệu gỗ vẫn chiếm đến 60-70% giá thành sản phẩm.

- Ngoài ra công ty cần có biện pháp sử dụng tiết kiệm nguyên liệu gỗ và tận dụng phế phẩm để sản xuất ván nhân tạo có nhiều tính năng hơn gỗ tự nhiên: Ván có thể có kích thước rộng, cấu trúc đồng đều, không dễ bị nứt vỡ, cong vênh…Đây là biện pháp tăng thêm nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, tăng khả năng cạnh tranh ... cho công ty

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w