Những đánh giá chung về khảnăng cạnh tranhcủa Côngty Cổ phần

Một phần của tài liệu biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của C.ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông (Trang 48 - 52)

ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông.

1. Những thành tựu đạt đợc

Sau một năm thực hiện cổ phần hoá mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt: cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, nguồn vốn bị hạn chế, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ hẹp nhng với sự nỗ lực không ngừng, ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, công ty bớc đầu làm ăn có lãi và vẫn đảm bảo mức thu nhập bình quân là 1.667.569 đồng/ năm 2001.

- Về công tác cán bộ: Công ty đã huy động đợc đội ngũ kỹ s, nhà quản lý và lao động giỏi tham gia vào công tác sự thầu cùng với quá trình hoạt động, đội ngũ này đang dần đợc nâng cao trình độ, năng lực về nhiều mặt.

- Về công tác tổ chức quản lý: Trong hoạt động đấu thầu các công trình xây lắp, công ty ngày càng có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý, công ty đã thực hiện triệt để chế độ khoán theo nhân công, tiền lơng, chế độ kiểm tra công tác khoán ở từng cấp. Qua việc thực hiện cơ chế khoán thực hiện đảm bảo tiền lơng và thu nhập cho cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao lòng nhiệt tình, sự hăng say lao động đảm bảo đúng tiến độ và chất lợng, nâng cao hiệu qủa hoạt động đấu thầu.

- Công tác thi công các hợp đồng đã ký kết với các chủ đầu t: công ty luôn cố gắng hoàn thành đúng tiến độ thi công đảm bảo các công trình và hạng mục công trình đã ký kết với chủ đầu t. Tất cả các công trình đã ký kết theo hợp đồng đều đợc khởi công theo đúng thời gian quy định, thi công dứt điểm và bàn giao theo đúng tiến

độ đã ký kết với chủ đầu t tạo vị thế của công ty trên thị trờng kinh doanh xây dựng. Đây cũng là một cố gắng nỗ lực đáng khích lệ của công ty trong hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng.

- Về công tác đối ngoại:

Công ty đã tạo dựng tốt mối quan hệ với các chủ đầu t, mối quan hệ này đang từng bớc đợc quan tâm một cách đúng mức và kịp thời khi tham gia thi công công trình. Công ty muốn cố gắng xây dựng mối quan hệ thân thiết và hiểu biết, giúp đỡ với chính quyền địa phơng nhằm tạo ra đợc những điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thực hiện hợp đoòng đã ký kết.

Bên cạnh đó, quan hệ với các tổ chức tài chính có quan hệ tín dụng với công ty cũng đợc duy trì tốt. Đây là một trong những mảng quan hệ quan trọng về mặt tài chính, bởi vì để nâng cao năng lực tài chính công ty cần phải huy động thêm nguồn vốn vay ngân hàng cho việc bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra công ty cũng rất quan tâm tới mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Việc này giúp cho công ty có đợc nguồn cung ứng vật t, thiết bị với giá cả hợp lý và ổn định, đảm bảo chất lợng tốt nhất cho yêu cầu thi công.

2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt đợc, côngty còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, nó gây ảnh hởng xấu đến khả năng cạnh tranh của công ty. Khó khăn thì còn nhiều và cờng độ cạnh tranh trên thị trờng ngày càng gay gắt, vì vậy việc tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của nó là rất cần thiết để từ đó công ty có thể đa ra các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Những hạn chế chủ yếu của công ty đó là:

- Mặc dù công tác nhận sự đã đợc công ty rất chú trọng và đã cónhững sự chuyển biến tích cực, song so với đòi hỏi của thực tế thì còn nhiều hạn chế nh: cán bộ quản lý thiếu kiến thức về kinh tế tài chính, pháp luật, marketing, tin học và ngoại ngữ, cha chủ động dám nghĩ, dám làm, khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại còn hạn chế.

- Đa phần máy móc của công ty đã cũ và lạc hậu, làm tăng chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, công suất thấp, một số không còn phù hợp với điều kiện thi công nữa.

- Công tác marketing của công ty cha đợc quan tâm nên còn rất hạn chế so với yêu cầu đòi hỏi để thích ứng với nền kinh tế cạnh tranh.

- Khả năng tài chính của công ty còn thấp, vốn sản xuất kinh doanh của công ty còn hạn chế do đó cha có đủ khả năng tham gia các công trình có giá trị lớn, thời gian thi công dài.

- Cha biết áp dụng các đòn bẩy kinh tế một cách hợp lý, do đó cha tạo ra đợc động lực kích thích ngời lao động, việc bố trí nhân công ở từng khâu, từng bộ phận còn cha hợp lý do đó cha phát huy đợc năng lực sở trờng của từng cán bộ công nhân viên trong công ty.

3. Những nguyên nhân tồn tại.

3.1 Nguyên nhân khách quan.

- Do tốc độ tăng trởng của toàn bộ nền kinh tế và một số lĩnh vực có xu hớng chững lại so với năm trớc. Nguồn vốn xây dựng cơ bản của Nhà nớc có chiều hớng bị thu hẹp, nguồn vốn ODA , FDi giảm sút nên có ít công trình đầu t xây dựng mới hoặc có thì quy mô nhỏ. Nhiều dự án đã đợc phê duyệt hoặc triển khai dở dang phải tạm dừng hoặc bị cắt giảm do không đủ vốn. Do đó các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trờng và vấn đề thanh toán dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn về giá cả.

- Thị trờng vốn cha phát triển trong khi đo nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp xây dựng là rất lớn, các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào các Ngân hàng mà thủ tục cho vay của các ngân hàng mặc dù đã đợc cải cách xong vẫn còn rờm rà làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều phiền hà trong vay vốn, không đáp ứng đủ kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mặc dù quy chế đấu thầu ở nớc ta đã đợc triển khai 6 năm (từ 1996 theo Nghị định 43 CP) và không ngừng đợc củng cố, hoàn thiện nhng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế chẳng hạn hình thức chỉ định thầu vẫn chiếm một tỷ lệ cao, công tác đấu thầu và xét thầu ở nhiều ngành, địa phơngcòn nhiều tuỳ tiện làm cho cồng tác này chỉ còn mang tính hình thức, hiện tợng “đi đêm” vẫn diễn ra nhiều gây ảnh hởng đến tính cạnh tranh lành mạnh. Trong đấu thầu quốc tế mặc dù Nhà nớc đã có u đãi với các nhà thầu trong nớc song vẫn đề sành đồ ngoại vẫn phổ biến, biểu hiệh nh nhiều công trình mà các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có khả năng làm đợc nhng cũng vẫn mang ra đấu thầu quốc tế. Trong khi các doanh nghiệp xây dựng không hợp tác nhau lại mà còn

cạnh tranh quyết liệt với nhau, thi nhau đặt giá thấp kết quả là các doanh nghiệp Việt Nam thờng thua thầu và làm thầu phụ cho các doanh nghiệp nớc ngoài.

- Quá trình hội nhập, sự sửa đổi luật đầu t nớc ngoài tạo môi trờng đầu t thông thoáng hơn một mặt tạo cơ hội mở rộng thị trờng cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, song mặt khác làm cho tính cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với các nhà thầu nớc ngoài có uy tín lớn trên thị trờng quốc tế, có kỹ thuật công nghệ, tài chính thi công và nhân lực hơn hẳn các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Do đó khả năng đấu thầu và thắng thầu quốc tế còn rất khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

3.2 Nguyên nhân chủ quan.

- ý thức của cán bộ công nhân viên trong công ty còn kém do đó nhữnglãng phí trong sản xuất kinh doanh đặc biệt là các hao hụt nguyên vật liệu còn lớn, máy móc thiết bị thi công lạc hậu, bộ máy quản lý mới cha có nhiều kinh nghiệm, sức ép về việc làm đó là những nguyên nhân trực tiếp làm tăng giá thành các công trình. Trong quá trình thi công việc theo dõi giám sát còn lơ là, cán bộ kỹ thuật đôi khi không giám sát hiện trờng dẫn đến một số khâu trong công trình còn nhiều sai sót, không đảm bảo chất lợng, không thực hiện đúng tiến độ thi công hạng mục công trình do đó ảnh hởng đến toàn bộ công trình làm tăng chi phí và giảm uy tín của công ty. Việc tiết kiệm chi phí thông qua tiết kiệm nguyên vật liệu trong qúa trình thi công cha đợc coi trọng làm tăng giá thành, giảm lợi nhuận của công ty.

Hiện nay, công ty mới chủ yếu tham gia các công trình vừa và nhỏ, còn đối với các công trình lớn thì ít tham gia và thờng cùng làm với các đơn vị khác, chính vì thế mà công ty còn rất lúng túng khi quản lý các công trình lớn hoặc phức tạp hơn. Đặc biệt công tác marketing cha đợc chú trọng nên công ty cha có một bộ phận chuyên trách nào về lĩnh vực này.

Chơng III.

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông

Nh đã trình bầy ở các phần trớc, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trờng xây lắp nói chung và của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có vai trò sống còn đến tiến trình phát triển của công ty. Quá trình thực tiễn ở công ty và những phân tích đánh giá của bản thân, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông.

Một phần của tài liệu biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của C.ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w