I ) Những điểm khác biệt của pháp luật Việt nam về SHTT so với quy định tơng ứng của WTO
2. Đổi mới và hoàn thiện bộ máy thực thi bảo hộ quyền SHTT
Tình hình vi phạm nghiêm trọng quyền SHTT ở Việt nam hiện nay ngoài sự thiếu hiểu biết về pháp luật của ngời dân, sự lỏng lẻo thiếu sót của hệ thống pháp luật còn có phần trách nhiệm không nhỏ của bộ máy thực thi bảo hộ quyền SHTT. Sự yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và việc không thống nhất trong quá trình thực thi bảo hộ quyền SHTT của các Bộ, ngành hữu quan là nguyên nhân không nhỏ trong việc vi phạm này. Do vậy, việc đổi mới và hoàn thiện bộ máy thực thi bảo hộ quyền SHTT là đòi hỏi cấp bách trong quá trình cải cách kinh tế ở Việt nam hiện nay.
Các bộ có trách nhiệm thực thi quyền SHTT đó là: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trờng, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ T pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Thơng mại. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc xác lập và bảo hộ quyền SHTT là Cục sở hữu Công nghiệp thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trờng và Cục Bản quyền Tác giả thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.
Để đáp ứng yêu cầu về thực thi quyền SHTT trong nền kinh tế thị trờng nh hiện nay đòi hỏi các Bộ, các ngành liên quan cần đổi mới tổ chức và hoạt động của mình theo hớng phát triển cơ cấu. Tăng cờng về số lợng và chất lợng cho cán bộ quản lý. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng của các Bộ, ngành, tạo ra một hệ thống liên lạc thông suốt giữa các cơ quan hữu quan giúp cho việc thực thi quyền SHTT đợc tiến hành đồng bộ và thuận lợi. Ban hành các thông t liên bộ hớng dẫn thực thi quyền SHTT.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần hỗ trợ cho việc thành lập các hiệp hội, các tổ chức đại diện SHTT nh: Hội sở hữu công nghiệp Việt nam, Hội quảng cáo Việt nam, Hiệp hội phim ảnh Việt nam, Hiệp hội âm nhạc Việt nam... Các hiệp hội này ra đời sẽ hỗ trợ các cơ quan của Chính phủ trong việc thực thi quyền SHTT một cách có hiệu quả.