◘ Trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, trình độ ngoại ngữ, khả năng tiếp thu.... của người lao động có nhu cầu đi XKLĐ. Nếu những người lao động
có khả năng tiếp thu tốt, cần cù học tập, có ý thức kỷ luật cao, đã có một ít kinh nghiệm,... thì việc giảng dạy, đào tạo, giáo dục định hướng cho họ sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm thiểu được nhiều chi phí cho cả người lao động và cả phía cơ sở đào tạo.
◘ Khả năng tài chính của người lao động. Đại đa số những người lao động đi XKLĐ đều là những người nông dân nghèo. Để được đi làm việc ở nước ngoài, họ phải vay vốn ngân hàng.Họ đều có tâm lý nóng vội muốn được đi làm việc ở nước ngoài nhanh với thu nhập cao, nhưng cũng khó đủ chi phí để tham gia vào các khóa đào tạo dài hạn mà chủ yếu là tham gia vào các khóa đào tạo ngắn hạn. Vì vậy buộc các cơ sở đào tạo phải xây dựng cách thức đào tạo theo các khóa ngắn hạn là chủ yếu.
◘ Năng lực trình độ của các cán bộ đào tạo, giảng dạy trong các trường, cơ sở đào tạo nghề. Khi mà những học viên chủ yếu là những người nông dân với trình độ dân trí thâp, khả năng tiếp thu hạn chế, lại chưa qua đào tạo thì chỉ có những cán bộ đào tạo, giảng dạy có năng lực thật sự mới vực dậy được họ, đào tạo họ thành những người lao động có đủ năng lực làm việc ở nước ngoài, đáp ứng được yêu cầu của đối tác nước ngoài .
◘ Phương pháp, giáo trình giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo. Một hạn chế hiện nay là ở Việt Nam có rất ít các cơ sở đào tạo, các
trường dạy nghề có trang bị đầy đủ, hiện đại về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, giáo trình giảng dạy,...Chính điều đó đã làm hạn chế khả năng đào tạo lao động đi XKLĐ của Việt Nam.
◘ Yêu cầu về chất lượng người lao động đi XKLĐ cần đào tạo mà phía đối tác nước ngoài đưa ra. Đối với từng đối tác, ở từng thời kỳ khác nhau thì
buộc các công ty XKLĐ phải điều chỉnh công tác đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của họ.