Hình 2.3: Số lượng đề án XTTM phân theo nhóm ngành hàng

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam (Trang 35 - 41)

Nguồn: Cục XTTM

Theo như hình 2.8 từ năm 2006 đến 2009 ta thấy có thay đổi rõ nét về số lượng đề án dành cho lĩnh vực nông lâm sản từ 40% vào năm 2006 với 61

đề án xuống còn 31% vào năm 2009 là 43 đề án XTTM. Trong khi đó nhóm hàng xuất khẩu mới lại có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2006 là 25 đề án XTTM chiếm 16% được thực hiện thì sang năm 2009 chỉ còn là 9 đề án. Đối với, nhóm hàng công nghiệp chế biến thì số lượng đề án XTTM có xu hướng tăng giai đoạn 2006-2009 từ 36 lên 46 đề án XTTM tăng 10%. Sự thay đổi trên có ý nghĩa quan trọng đối với từng ngành nhất là NLTS số lượng đề án giảm nhưng chất lượng của các chương trình lại tăng lên do có sự phối hợp tổ chức thực hiện giữa các Hiệp hội.

Căn cứ vào các hình thức XTTM được tiến hành trong 4 năm thực hiện chương trình XTTM trọng điểm quốc gia như khuyến mại, quảng cáo, thông tin thương mại, HCTL, trưng bày giới thiệu sản phẩm… Trong đó HCTL vẫn là một trong những hình thức được các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp thực hiện nhiều nhất và phổ biến nhất hiện nay, đồng thời cũng là hình thức được các hiệp hội ngành hàng chú trọng và quan tâm để xây dựng đề án, chương trình XTTM phục vụ cho doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Nội dung hỗ trợ XTTM của hàng NLTS năm 2006 và 2009

Nội dung hỗ trợ 2006 2009

NLTS Tổng số NLTS Tổng số

Đào tạo 7 16 3 15

HCTL 21 58 25 79

Khảo sát thị trường 27 62 9 28

Thông tin thương mại 6 15 5 12

XD cơ sở hạ tầng 3 3 2 7

Grand Total 61 155 44 141

Nguồn: Cục XTTM

Hình 2.4: Nội dung hỗ trợ XTTM của hàng NLTS năm 2006 – 2009

Nguồn: Cục XTTM

Nhìn vào bảng 2.8 và hình 2.4, ta thấy trong nhóm hàng NLTS có sự thay đổi khá rõ nét trong nội dung hỗ trợ theo hướng tăng dần hỗ trợ tổ chức HTCL trong và ngoài nước từ 33% năm 2006 lên đến 57% vào năm 2009 điều này được lý giải bởi hoạt động này khá thiết thực và phổ biến nên được các doanh nghiệp tham gia rất nhiệt tình, mặt khác doanh nghiệp cũng có những đề xuất với các cơ quan, bộ ngành nên tổ chức thêm nhiều các HCTL chuyên ngành… Một nội dung hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn vào năm 2006 đến 42% là khảo sát thị trường thì lại có xu hướng giảm vào năm 2009 là 20% thực ra thì sang năm 2009 có sự kết hợp giữa tổ chức hội chợ triển lãm và khảo sát thị trường đối tác do đó thực ra hoạt động này vẫn có xu hướng ngày càng tăng để tìm được các thị trường mới cho xuất khẩu nông sản. Các nội dung khác chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các nội dung hỗ trợ cho hàng NLTS.

So sánh về khu vực thị trường cho hoạt động XTTM hàng nông sản thì chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là các hoạt động chiếm lĩnh thị trường nội địa, sau đó là thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ còn châu Phi và châu Úc vẫn còn ít các hoạt động.

Hình 2.5: Nhóm hàng XTTM phân theo thị trường năm 2006 – 2009

Đơn vị: %

Nguồn: Cục XTTM

Theo như hình 2.5 ta thấy có 3 khu vực thị trường là chiếm số lượng lớn các chương trình XTTM đối với hàng nông sản được thực hiện nhất là châu Á, Châu Âu và thị trường nội địa còn các thị trường khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Trong đó, số lượng chương trình tăng lên ở các thị trường Châu Á từ 28% năm 2006 lên đến 33% vào năm 2009, châu Âu là từ 18% vào năm 2006 lên đến 28% năm 2009. Trong khi đó, thị trường Châu Mỹ lại có sự giảm đột biến từ 12% năm 2006 xuống còn 2% năm 2009 đây có thể là do những chính sách, quy định của Mỹ trong lĩnh vực NLTS bên cạnh đó là tình hình khủng hoảng kinh tế Mỹ giai đoạn 2007-2008 cũng khiến cho số lượng các chương trình đã giảm đột ngột. Cùng xu hướng giảm đó là thị trường trong nước mặt dù chiếm số lượng lớn chương trình XTTM. Hai thị trường châu Úc và châu Phi cũng đang có xu hướng tăng lên. Qua đó, ta thấy các thị trường châu Úc và châu Phi là những thị trường tiềm năng và có lượng tiêu thụ lớn Hiệp hội cần thực hiện tốt công tác XTTM để thiết thực thúc đấy xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp trong tương lại.

2.2.3. Hoạt động XTXK ở các doanh nghiệp

XTTM là một trong những hoạt động đầu tiên và quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường nông sản nhất là trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Đặc biệt là doanh nghiệp nông sản, do hàng nông sản chịu nhiều ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của các nước khác về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái… Bên cạnh đó, sự nhận thức về vấn đề này của người nông dân vẫn còn kém. Do đó, để tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu nông sản để ký kết được các hợp đồng, biên bản ghi nhớ…

2.2.3.1. Công tác thị trường và sản phẩm nông sản

Đối với thị trường trong nước, hầu hết các doanh nghiệp đều thông qua công cụ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, tờ rơi…qua đó quảng bá sản phẩm, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đối với thị trường nước ngoài, thông qua quảng cáo doanh nghiệp nước ngoài cũng như người tiêu dùng có thể hiểu được tính năng, công dụng, hiệu quả… của sản phẩm qua đó có được sự lựa chọn tốt nhất đối với các sản phẩm nông sản.

Bên cạnh đó, thiết lập các website trên mạng cũng là một công cụ hữu dụng giúp cho các sản phẩm nông sản được tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng công cụ này gần đây mới được các doanh nghiệp xuất khẩu chú trọng và đẩy mạnh nhưng mục giới thiệu sản phẩm còn thiếu và sơ sài, trình bày thiếu tính thẩm mỹ... Qua đó, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đưa lên các trang web XTTM để quảng bá, giới thiệu.

Khảo sát thị trường trong và ngoài nước: Đây là một công việc quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể nắm vững được tình hình kinh tế, thị hiếu tiêu dùng, sở thích, phong tục tập quán…của nước nhập khẩu sản phẩm qua đó quảng bá, giới thiệu sản phẩm với đối tác, tìm kiếm cơ hội giao thương, ký kết hợp đồng. Công việc này doanh nghiệp thường thực hiện phối hợp với các tổ chức XTTM để học hỏi và tiếp thu các kinh nghiệm trong khảo sát thị trường mới.

Tham gia các HCTL quốc tế hàng nông sản: tham gia vào các HCTL có quy mô lớn sẽ tạo sự thu hút, quan tâm của các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài do đó được các doanh nghiệp trong nước ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình. Doanh nghiệp trong nước có thể giới thiệu các sản phẩm nông sản của Việt Nam một cách trực tiếp và hiệu quả về các vấn đề liên quan đến sản phẩm nông sản. Qua đó, khắc phục nhược điểm của sản phẩm, tạo hướng đi mới trong việc phát triển và mở rộng thị trường nông sản của mình.

Tham gia các diễn đàn, hội thảo quốc gia và quốc tế về các vấn đề liên quan đến nông sản được phối hợp tổ chức với các cơ quan XTTM có uy tín và chất lượng đặc biệt là Cục XTTM đã có nhiều chương trình hợp tác với các trung tâm XTTM các tỉnh/thành phố thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực XTTM.

2.2.3.2. Tài chính đối với hoạt động XTTM của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hầu như gặp khó khăn đối với tài chính phục vụ công tác XTTM. Do nguồn lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế nên công tác XTTM của doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, một lĩnh vực có rất nhiếu biến động do các yếu tố khách quan.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w