THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
2.1.2.5 Quy định về xuất xứ hàng hoá
Cộng đồng châu Âu áp dụng hai loại quy tắc về xuất xứ không ưu đãi và ưu đãi. Đặc biệt EU có các yêu cầu chặt chẽ về xuất xứ đối với những trường hợp được hưởng ưu đãi
Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu, EU quy định hàm lượng giá trị sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuất khẩu) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn.
EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan.
Năm 2005 EU đã đưa ra chính sách mới về nguyên tắc xuất xứ được áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước ASEAN chủ yếu áp dụng cho việc xem xét và đánh giá nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm trên quy mô khu vực thay vì quốc gia.
Nói một cách cụ thể là nếu như trước đây, việc xem xét và đánh giá nguồn gốc xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu vào các nước Liên minh châu Âu (EU) là dựa trên cơ sở nguyên liệu sản xuất tại chính nước đó. Tới đây nếu áp dụng chính sách mới thì
việc xem xét sẽ mở rộng ra cấp độ khu vực. Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể mua nguyên liệu của nhau để sản xuất ra hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuẩt khẩu sang EU và những sản phẩm xuất khẩu này vẫn được coi là có nguồn gốc xuất xứ từ trong nước. việc áp dụng chính sách mới về nguyên tắc xuất xứ sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới ngành dệt may của các nước ASEAN, trong đó có cả Việt Nam. Bởi vì hầu hết ngành dệt may của các nước Đông Nam Á và Nam Á nhìn chung đều dựa khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong đó có nhập khẩu lẫn nhau giữa các nước trong khu vực mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đây là một tác động tích cực đến sức cạnh tranh của mặt hàng dệt may Việt Nam.