Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 34 - 35)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng dệt may có những biến động quan trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bao gồm 2 xu hướng và giai đoạn phát triển chính:

Bảng 2.2 Tỉ trọng của ngành dệt may xuất khẩu

Năm Kim ngạch xuất khẩu dệt may ( triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu ( triệu USD ) Tốc độ tăng trường hàng dệt may XK so với năm trước(%) Tỉ trọng của ngành dệt may xuất khẩu (%) 2001 1975 15029 4,3 13,14 2002 2732 16706 38,3 16,35 2003 3609 20149 32,1 17,91 2004 4319 26003 19,6 16,60 2005 4806 32233 11,2 14,91 2006 5802 39605 20,7 14,64 2007 7750 48400 33,5 16,11

Giai đoạn thứ nhất từ năm 2001 – 2003 Việt Nam đã dần đưa dệt may trở thành một mặt hàng lợi thế về xuất khẩu. Trong những năm này, kim ngạch xuất khẩu đã có những bước tăng trưởng khá tốt. Qua 3 năm (2001 – 2003), tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,9%. Những kết quả này, cũng thể hiện những bước tiến quan trọng trong hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước nhập khẩu. Đặc biệt là tình cảm hữu nghị của EU dành cho Việt Nam khi EU liên tục điều chỉnh Hiệp định buôn bán dệt may VIệt Nam – EU, và có những ưu đãi đặc biệt với Việt Nam như tăng hạn ngạch xuất khẩu lên hơn 25% vào năm 2002, áp dụng chế độ GSP. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ được mở ra, ngay lập tức đã chiếm 1/3 lượng xuất khẩu của toàn ngành. Năm 2003 tỷ trọng xuất khẩu của hàng dệt may đã đạt được đỉnh điểm 17,91%, cho thấy vai trò mũi nhọn trong xuất khẩu của hàng dệt may.

Giai đoạn thứ hai từ năm 2004 – 2007 Đây là một giai đoạn đem lại nhiều biến động mạnh trong nội bộ ngành dệt may, cũng như toàn ngành kinh tế nói chung. Ngày 1/1/2005 EU đã hoàn toàn bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, bên cạnh đó năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Những sự kiên trên đem lại nhiều cơ hội lớn. Từ năm 2004 – 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh, điển hình là sự bức phá của năm 2005 với kim ngạch xuất khẩu đạt 4.84 tỷ USD và tăng lên tới đỉnh điểm 7,75 tỷ đồng vào năm 2007( 60,12% năm 2005 so với năm 2007).Tuy vậy Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn trong thời kì mở cửa 2004 – 2007 với tiềm lực yếu kém như hiện nay. So sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu thì chúng ta thấy một sự sụt giảm rõ ràng về vị trí trong các nhóm ngành xuất khẩu. Năm 2004 tỉ trọng hàng dệt may xuất khẩu so với tổng lượng hàng hóa xuất khẩu chỉ còn là 16,6%, và liên tục giảm trong năm 2005, 2006( 14,91 – 14,64). Giờ đây, ngành dệt may đã đạt được một vị trí tương đối ổn định trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với mức tỷ trọng trung bình là 15,22%. Với đà phát triển như thế và các cơ hội mới mở ra, trong thời gian tới, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn đạt đuợc nhiều hơn nữa những thành công. Mặc dù vây, những thách thức đến cũng không ít, do đó để giữ vững được nhịp phát triển như trên hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn cần những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w