0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

II.Tình hình quản lý vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty CEMACO trong năm 2006-

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VÀ VẬT TƯ KHOA HỌC KỸ THUẬT CEMACO (Trang 54 -57 )

II Nguồn kinh phí và quỹ

II.Tình hình quản lý vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty CEMACO trong năm 2006-

kinh doanh của công ty CEMACO trong năm 2006-2007

Là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công ty CEMACO có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quyền sở hữu và thừa kế tài sản…Việc tự chủ sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc công ty phải chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động của mình trên cơ sở vốn có được. Trước hết, để có một cái nhìn tổng quát về công ty ta xem xét một số khía cạnh về quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp và ta đi phân tích một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản để có thể đánh giá đúng hiệu quả quản lý sử dụng vốn đối với công ty.

1.Quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản lý vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quản lý nguồn vốn, chúng ta đề cập chủ yếu đến các hình thức huy động vốn, xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới cách thức lựa chọn nguồn vốn của doanh nghiệp.

Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và nợ; Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của chúng. Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố như sau:

• Trạng thái của nền kinh tế.

• Ngành kinh doanh hay lĩnh vực của doanh nghiệp.

• Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

• Trình độ khoa học và trình độ quản lý.

• Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.

• Thái độ của chủ doanh nghiệp.

• Chính sách thuế …

1.2. Các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động

Tùy theo các loại hinh doanh nghiệp và các đặc điển cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên cần lứu ý rằng, trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có những nét đặc trưng nhất định. Sự phát triển nhanh chóng và của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.

Sau đây là các nguồn vốn và các phương thức huy động vốn (còn gọi là phương thức tài trợ) mà các doanh nghiệp có thể sử dụng.

1.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu:

• Vốn góp ban đầu.

• Lợi nhuận không chia.

• Tăng vốn bằng phát hành cổ phiều mới.

1.2.1.1. Vốn góp ban đầu

Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một sô vốn bạn đầu nhất định do các cổ đông chủ sỏ hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước là nhà nước. Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Đối

với các doanh nghiệp, theo luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lâp doanh nghiệp.

1.2.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia

Quy mố sô vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, sô vốn này cần được tăng theo quy mố phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoat đông sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ tài trợ băng lợi nhuận không chia nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp quan trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại (retained earings), họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.

Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ và khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước.

Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một sô yêu tố nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần (cổ tức) nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vố cổ phần tăng lên của công ty.

Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nôi bộ. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt (ngắn hạn) do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi dòng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.

Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như:

• Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ.

• Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước.

• Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cỏ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó.

• Hiệu quả của việc tái đầu tư.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới.

Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Chúng ta xem xét một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc phát hành và kiểm soát các loại cổ phiếu khác nhau.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VÀ VẬT TƯ KHOA HỌC KỸ THUẬT CEMACO (Trang 54 -57 )

×