Sử dụng phương pháp giáo dục, tâm lý:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tạo và duy trì động lực cho người lao động ở Công ty TNHH Nhựa Hòa Phát (Trang 36 - 39)

II. THỰC TRẠNG TẠO VÀ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA HÒA PHÁT.

3.Sử dụng phương pháp giáo dục, tâm lý:

Để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề theo kịp với công nghệ tiên tiến, tăng năng xuất lao động. Công ty luôn tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn và kiểm tra tay nghề cho toàn bộ lao động.

Vừa qua, ban lãnh đạo công ty đã phối hợp với các bộ phận khách hàng và các chuyên gia đanh giá ISO đã tổ chức buổi gặp gỡ, thảo luận về chất lượng các bộ phận sản xuất thường xuyên có các đợt kiểm tra xếp loại tay nghề công nhân và kỹ thuật.

Giám đốc công ty đã từng nói: “Nhân viên luôn là tài sản quý giá nhất của công ty”. Qua nhận định trên, vị Giám đốc ngụ ý rằng, nếu có một đội ngũ nhân viên tốt và hết mình vì công việc, công ty sẽ như “hổ mọc thêm cánh”. Nhưng làm thế nào để nhân viên coi công ty như gia đình của mình và coi các kế hoạch kinh doanh của công ty như công việc của chính mình? Câu trả lời là với cương vị lãnh đạo, bạn cần biết cách động viên và khích lệ nhân viên sao cho hiệu quả nhất.

Tuy nhiên trong công ty có nhiều cấp bậc quản lý, khó tránh khỏi những việc va chạm giữa các cấp bậc. Từ lâu đã hình thành lên những nhóm thế lực tách riêng và những ai không trong nội bộ những cá nhân này thường phản ánh rằng họ làm việc cảm thấy bị ức chế, bị đè nén và bị đối xử thiếu công bằng.

Những nhận xét và đánh giá như vậy sẽ rất bất lợi cho công ty, bởi tại nơi làm việc, chỉ có sự cân bằng giữa công việc và con người mới tạo ra được một hiệu suất làm việc tốt nhất. Điều này đòi hỏi lãnh đạo công ty phải biết

cách khích lệ và động viên nhân viên hợp lý tại những thời điểm khác nhau. Và quan tâm hơn nũa đến đời sống của nhân viên, mang lại công bằng trong công việc. “Nếu đã không biết khích lệ nhân viên thì làm sao họ có thể trở thành nhà quản lý được? Một nhà quản lý tốt phải là người luôn có thái độ đúng mực và biết cách động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan nghênh trung thực và lịch sự, chứ không chỉ trích hay phàn nàn. Một nhà quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến người khác bằng việc tạo cho nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng. Để tạo lòng tin và sự tín nhiệm, nhà quản lý luôn biết bày tỏ mối cảm thông và đồng cảm đúng lúc.

Thường xuyên khen ngợi, nhưng phải chân thành. Lời khen giúp nhân viên biết họ giỏi giang, nhưng hoài nghi sẽ tăng lên nếu họ biết những lời ấy chỉ nhằm xoa dịu. Tệ hơn nữa, khi tin rằng lãnh đạo không phân biệt được việc quan trọng với việc xoàng xĩnh thì cấp dưới sẽ không còn tôn trọng lãnh đạo. Vì vậy, nếu thấy hành động xuất sắc, hãy khen ngợi nhân viên.

Thực tế đã cho thấy công ty nào có lãnh đạo biết quan tâm tới nhân viên, khích lệ nhân viên, ở đó sẽ gây dựng được đội ngũ nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình, đồng thời đem lại được thành công cho công ty của mình. Các doanh nhân thành đạt trên thế giới luôn là những người có tài khích lệ nhân viên như vậy. Bạn có thể rút ra những bài học quý giá từ nghệ thuật động viên của những người đứng đầu các công ty lớn trên thế giới.

Một lần, trong cuộc họp giao ban thường kỳ tại công ty, một số thành viên Hội đồng quản trị phê bình một số nhân viên vẫn thường chat với bạn bè trong giờ làm việc và đề nghị Giám đốc ra quyết định cấm, nếu còn tái phạm, những nhân viên này sẽ bị trừ lương. Sau ít phút suy nghĩ, Giám đốc cho biết sẽ xử lý việc này trong thời gian sớm nhất. Ngay sáng hôm sau, tất cả mọi

nhân viên đã thấy một quyết định với nội dung: “Mục đích của tôi là tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và thân thiện để mọi nhân viên cảm thấy như ở nhà mình, các bạn có thể chat với bạn bè nhưng thật hạn chế. Tôi xin nhắc lại là thật hạn chế nhé, vì công việc chung của công ty”. Thoạt đầu cứ ngỡ như Giám đốc quá dễ dãi, nhưng chỉ một thời gian, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Hầu như không còn nhân viên nào chat trong giờ làm việc nữa, mà họ chỉ làm việc này lúc nghỉ trưa khi đã hay hết giờ làm việc. Thì ra, chính quyết định trên đã khiến nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, và nhận ra mình cần hành động vì công ty hơn là vì những sở thích cá nhân.

Tinh thần làm việc của nhân viên quyết định sự thành công của mỗi công ty. Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc hết mình, thì mỗi công ty ngoài đòi hỏi phải có chính sách đãi ngộ hợp lý, còn cần có những biện pháp động viên khả năng của các nhân viên.

Môi trường làm việc trong công ty được đánh giá là thân thiện và chuyên nghiệp với người lao động. Tại các văn phòng, nhà máy người lao động được làm việc trong điều kiện tốt nhất với những thiết bị hỗ trợ hiện đại. Với phương châm hướng tới lợi ích của người lao động, công ty luôn tạo mọi điều kiện để người lao động có được môi trường làm việc thuận lợi, giúp họ cống hiến hết khả năng của bản thân. Đảm bảo vệ sinh lao động là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Chính vì vậy, liên tục trong nhiều năm qua, công ty đã tổ chức nhiều đợt huấn luyện và nâng cao ý thức về an toàn, vệ sinh lao động cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo từ cấp cao đến cấp thấp luôn thể hiện một phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, là tấm

gương tốt cho các nhân viên học tập. Chính điều này đã tạo mọt sức mạnh to lớn cho công ty Nhựa Hòa Phát.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tạo và duy trì động lực cho người lao động ở Công ty TNHH Nhựa Hòa Phát (Trang 36 - 39)