Xây dựng môi trường làm việc lạc quan, vui vẻ:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tạo và duy trì động lực cho người lao động ở Công ty TNHH Nhựa Hòa Phát (Trang 44 - 50)

II. THỰC TRẠNG TẠO VÀ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA HÒA PHÁT.

10.Xây dựng môi trường làm việc lạc quan, vui vẻ:

Thu nhập dù có cao cũng chưa chắc nuôi dưỡng được động lực làm việc nếu nhân viên luôn ở trong môi trường làm việc “căng như dây đàn”. Động lực làm việc chỉ được nuôi dưỡng tốt nếu các nhân viên thường xuyên trong

tâm trạng thoải mái, vui vẻ và được thường xuyên trao đổi với lãnh đạo cùng các đồng nghiệp trong cơ quan

Trong kinh doanh, nguyên tắc: “Muốn người khác làm cho mình điều gì thì hãy làm cho họ điều ấy” không phải lúc nào cũng hiệu quả. Để nói những điều khó nói một cách hiệu quả, bạn nên chọn cách phù hợp với người nghe. Nhiều lãnh đạo muốn nghe nói thẳng để hiểu rõ sự việc. Tuy nhiên, phong cách đó quá thẳng thắn và trực diện đối với nhân viên. Họ không chịu được và có thể sẽ nghỉ việc, tìm một nơi khác.

Để phản hồi mang tính xây dựng, bạn phải biết những yếu tố phù hợp với người nhận. Khi bạn hiểu tính cách và trải nghiệm của nhân viên, họ sẽ hồi đáp bạn một cách tích cực. Nếu không biết về nền tảng, thử thách và ước vọng của nhân viên thì bạn đang thiếu cơ sở trầm trọng. Chính hiểu biết cá nhân về nhân viên mới giúp bạn lãnh đạo hiệu quả.

Tuy cần cân nhắc để thông điệp phù hợp với nhân viên nhưng cũng có những cách có thể áp dụng chung cho mọi người, như:

Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu. Quở trách người khác nơi công cộng là thiếu tôn trọng họ, gây ra tác dụng ngược lại. Khi lúng túng, nhân viên sẽ không nghe bạn nữa.

Trực diện. Theo nghiên cứu, phần lớn giao tiếp là ngôn ngữ không lời. Khi đối thoại khó khăn thì trực diện với vấn đề sẽ khiến bạn ít phải giải thích dài dòng hơn về sau. Nhờ trực diện, bạn biết người khác tiếp nhận có chính xác không, còn người khác thì đọc được ngôn ngữ qua cử chỉ của bạn. Trao đổi qua điện thoại cũng là một cách trực diện.

Đừng bao giờ chê trách qua email. Email thường được dùng khi muốn tiết kiệm thời gian, nhưng trong trường hợp này, email có tác dụng ngược lại. Khi nhân viên nhận email tiêu cực từ sếp, họ sẽ gặm nhấm nó, đọc đi đọc lại nhiều lần rồi chuyền cho đồng sự để chia sẻ, hoặc suy diễn sai ý bạn.

* Dùng ngôi thứ nhất “Tôi”. Lúc chê trách nhân viên cũng là lúc bạn chán nản về một điều tiêu cực nào đó diễn ra trong công ty. Tuy nhiên, hãy kiềm chế để không kết tội người khác bằng cách dùng ngôi thứ hai: “Anh đã gây ra chuyện này”, “chị đã vi phạm điều kia”. Hãy diễn đạt ý đó qua cách nói khác: “Tôi nhận thấy anh làm việc X, nhưng tôi đã mong đợi được thấy điều Y” và để người nghe tự do giải thích, tìm ra giải pháp cùng bạn. Đừng tạo áp lực khiến người khác phải phòng thủ.

* Hòa nhã, cụ thể. Khen ngợi phải cụ thể, khiển trách càng phải cụ thể hơn. Chỉ rõ cách tiến bộ là tôn trọng nhân viên, vì cho thấy rằng bạn tin tưởng vào khả năng của họ.

* Xác định lại. Kết thúc cuộc đối thoại, hãy hỏi người nghe về những điều họ nghe được, những việc họ định làm quanh vấn đề đó. Thông thường, dù bạn có ý rất tốt thì người khác cũng không hoàn toàn hiểu đúng ý bạn. Hãy chắc chắn rằng hai bên hiểu nhau và phối hợp nhịp nhàng.

KÕt luËn

Nhân viên thiếu động cơ làm việc không phải không có trong doanh nghiệp. Nếu la cà ở các quán nhậu, tình cờ bạn có thể nghe thấy rất nhiều hình thức phàn nàn của nhân viên về “sếp” như quan liªu trong công việc, thiên vị đối xử với nhân viên cấp dưới, không có tầm nhìn rõ ràng về định hướng phát triển của công ty… Bạn có thể tin chắc rằng những phàn nàn trên đều được phát ra từ những nhân viên đang thiếu động cơ làm việc. Thế nhưng nếu người ấy có chuyên môn giỏi thì sao đây? Bằng cách áp dụng những biện pháp sau, lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn có thể giúp đỡ các nhân viên tìm lại nguồn cảm hứng và đóng góp được năng lực nhiều hơn vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Nếu nhà quản lý muốn nhân viên đóng góp nhiều hơn cho cần việc, thì cần giúp nhân viên nhìn thấy chính họ nhiều hơn trong công việc đang làm. Đây chính là chìa khoá: nếu nhà quản lý muốn tạo ra động lực cho nhân viên làm việc ở mức hiệu quả cao nhất thì cần giúp họ có nhiều tự chủ hơn trong công việc, giúp họ được cảm thấy là một phần của hoạt động kinh doanh, một phần của cộng đồng, và trên tất cả, là chủ của từng công việc đang làm.

Chìa khoá cho việc lãnh đạo xuất sắc nằm ở khả năng liên hệ hiệu quả giữa lãnh đạo với nhân viên và cảm xúc của họ. Chúng ta thường nuôi dưỡng ý tưởng thúc đẩy người khác, nhưng thực tế mọi người không thể bị thúc đẩy. Cố gắng để thúc đẩy ai đó cũng giống như cố gắng bắt họ làm gì đó mà họ không muốn.

Mọi việc chỉ thực sự có hiệu lực là khi chúng ta tự động viên - khi chúng ta làm điều gì đó vì chúng ta muốn. Khi chúng ta được truyền cảm hứng, chúng ta thích thú công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên có hiệu quả và tự hào về nỗ lực của chúng ta. Chúng ta duy trì được sự tập trung và gắn kết với nhiệm vụ đó nhanh chóng. Nói ngắn gọn, chúng ta tạo ra những nỗ lực cao nhất.

Do đó, việc lãnh đạo xuất sắc là việc truyền cho người khác cảm hứng để nỗ lực hết mình. Với một nhà lãnh đạo có các kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng như có những phán đoán tốt là rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng vẫn chưa đủ để trở nên hiệu quả. Việc lãnh đạo xuất sắc là sự liên hệ với mọi người theo cách mà người đó truyền cho họ cảm hứng để nỗ lực hết mình.

Theo triết lý lãnh đạo thì kể cả có thừa nhận hay không, chúng ta luôn luôn lãnh đạo bằng cách làm gương, thông qua lời nói (dù chúng ta nói ra hay không nói ra); trong hành động (dù chúng ta thực hiện hay không thực hiện), và trong sự biểu lộ tình cảm (dù chúng ta thể hiện hay không thể hiện). Những điều chúng ta làm và nói, trong những khoảnh khắc dường như không quan trọng, lại có thể tạo ấn tượng với những người ở xung quanh chúng ta.

Con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội, do vậy không loại trừ bất cứ một tổ chức nào nếu tổ chức đó muốn hoạt động được tốt thì phải quan tâm đến vấn đề con người.

Một doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì phải quan tâm đến vấn đề quản trị nhân lực. Do đặc điểm nhu cầu, tính cách, tâm sinh lý của mỗi người là khác nhau nên trong công tác quản trị phải đòi hỏi cả tính khoa học và tính nghệ thuật.

Tạo và duy trì động lực cho người lao động là một trong những vấn đề trọng tâm của nhà quản trị trong công tác quản trị nhân lực và sự thành công của nó quyết định đến thành công chung của doanh nghiệp.

Trong thời kỳ trước do đặc điểm kinh tế xã hội quyết định nên việc tạo và duy trì động lực cho người lao động chi tập trung khuyến khích bằng vật chất nhung ngày nay đời sống xã hội ngày càng được nâng cao và cải thiện nên vấn đề quan tâm của con người không phải chỉ có mỗi nhu cầu về vật chất và còn có cả nhu cầu về tinh thần. Hiện tại nhu cầu tinh thần đóng vai trò hết sức to lớn trong việc tạo và duy trì động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tạo và duy trì động lực cho người lao động ở Công ty TNHH Nhựa Hòa Phát (Trang 44 - 50)