Các tranh chấp về quyền tác giả

Một phần của tài liệu Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến TM của WTO và việc hoàn thiện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 59 - 62)

I) Thực trạng pháp luật Việt nam về SHTT

3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền SHTT tại các Toà án Việt nam 1 Các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp

3.2. Các tranh chấp về quyền tác giả

Theo quy định tại điều 759 BLDS, Điều 33 Nghị định 76/CP và Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự các tranh chấp và các yêu cầu , khiếu nại liên quan đến quyền tác giả đối với các trờng hợp sau đây:

- Tranh chấp bản quyền tác giả giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức.

- Tranh chấp về quyền đồng tác giả.

- Tranh chấp giữa tác giả (đồng tác giả) không đống thời là chủ sở hữu tác phẩm với chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả về các quyền nhân thân và quyền tài sản.

- Tranh chấp về quyền tác giả giữa tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc theo hợp đồng đã đợc ký kết giữa tác giả (đồng tác giả) với tổ chức , cá nhân đó.

- Tranh chấp giữa tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với tổ chức điện ảnh, phát thanh , truyền hình, sân khấu hoặc các tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật khác.

- Tranh chấp giữa tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với ng- ời biên soạn, ngời su tầm các tác phẩm đã công bố để làm thành tuyển tập ,hợp tuyển.

- Tranh chấp giữa tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với ng- ời biểu diễn đối với tác phẩm cha đợc công bố.

- Tranh chấp giữa tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với tổ chức, cá nhân sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình.

- Các tranh chấp về thừa kế quyền tác giả.

- Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả.

- Tranh chấp giữa ngời cung cấp tài chính hoặc các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết cho việc xây dựng , phát triển phần mềm tin học với ngời thiết kế, xây dựng phần mềm máy tính về quyền tác giả đối với phần mềm tin học đó.

- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm khởi kiện tổ chức, cá nhân vi phạm các quyền của họ hoặc khởi kiện các cơ sở sản xuất các sản phẩm ghi âm, ghi hình về việc sản xuất các băng âm thanh, băng hình , đĩa âm thanh, đĩa hình có tác phẩm cha đợc công bố hoặc đã đợc công bố.

- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm khởi kiện về việc đòi thanh toán tiền thù lao, tiền nhuận bút hoặc các lợi ích vật chất khác mà họ đợc hởng khi tác phẩm của họ đợc phát hành hoặc đợc sử dụng hợp pháp.

- Tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình , đĩa hình (có chơng trình) khởi kiện tổ chức , cá nhân khác nhân bản, phát hành sản phẩm của họ nhằm mục đích kinh doanh thu lợi trái pháp luật.

- Tổ chức phát thanh, truyền hình khởi kiện về việc tổ chức , cá nhân khác phát lại chơng trình, làm các bản sao chơng trình nhằm mục đích kinh doanh thu lợi trái pháp luật trong thời gian đợc bảo hộ.

- Ngời biểu diễn khởi kiện về việc tổ chức, cá nhân xuyên tạc hình tợng biểu diễn, ghi âm, ghi hình chơng trình biểu diễn, làm các bản sao để phổ biến mà không đợc sự đồng ý của mình; về thù lao họ không đợc hởng trong việc sử dụng chơng trình biểu diễn nhằm mục đích kinh doanh hoặc đòi bồi thờng thiệt hại.

- Các tranh chấp , yêu cầu , khiếu nại khác liên quan đến quyền tác giả mà pháp luật có quy định.

ở nớc ta các tranh chấp về quyền tác giả có xu hớng ngày càng tăng. Cục bản quyền tác giả đã giải quyết hàng trăm vụ khiếu nại, vi phạm bản quyền tác giả trong đó có những vụ nổi bật nh:

- Ai viết lời cho bài quốc ca. Một ngời ở Hải phòng khiều nại đến Cục bản quyền tác giả cho rằng nhạc sỹ Văn Cao không phải là tác giả của bài Tiến Quân Ca. Cục bản quyền tác giả sau 6 tháng xác minh đã xác định tác giả sáng tác nhạc và lời bài Quốc ca là nhạc sỹ Văn Cao.

- Ngời đợc uỷ nhiệm đi phát hành bộ phim nhựa "Vị đắng tình yêu" Tập 2 - Bộ phim hợp tác giữa Việt nam và Đài loan đã in lậu một bản phim nhựa đem đi chiếu, thu lợi bất chính 26 triệu đồng. Cơ quan chức năng đã xử lý thu hồi bộ phim in lậu, thu hồi 26 triệu đồng tiền thu lợi bất chính và phạt tiền 52 triệu đồng.

Có rất nhiều vụ vi phạm quyền tác giả nh: tái bản sách, biểu diễn sân khấu, thu băng đĩa nhạc, băng hình... không xin phép tác giả, không trả nhuận bút cho tác giả...

Việc sao chụp nguyên sách nớc ngoài để bán trên thị trờng Việt nam đã trở nên phổ biến, gây nên sự bất bình của các tác giả và các nhà xuất bản nớc ngoài, vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao cho đến nay, Toà án cha xét xử một vụ án hình sự nào về tội xâm phạm các quy định của quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh (Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 1985).

Năm 1995 Toà án nhân dân có xét xử một vụ án hình sự về tội vi phạm các quy định về quyền xuất bản và phát hành sách, báo, ấn phẩm khác (Điều 215 BLHS).

Từ năm 1995 - 1999 Toà án chỉ xét xử 8 vụ án tranh chấp về quyền tác giả, chủ yếu tập chung ở TAND thành phố Hà nội và TAND thành phố Hồ chí minh.

Một phần của tài liệu Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến TM của WTO và việc hoàn thiện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w